Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại nghề cho công nhân, coi giáo dục đào tạo là một thế mạnh để thu hút FD

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 164 - 166)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại nghề cho công nhân, coi giáo dục đào tạo là một thế mạnh để thu hút FD

lại nghề cho công nhân, coi giáo dục đào tạo là một thế mạnh để thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

thống nhiều các trường đại học, trường dạy nghề thuộc đa ngành. Đến nay, ở tỉnh hiện có 8 trường Đại học, 8 Viện và các Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Đại học Thái Nguyên; có 14 trường Đại học, cao đẳng thuộc các Bộ, Ngành khác và 09 trường Trung cấp nghề. Tại thành phố Thái Nguyên hiện có 13 trường THPT, trường THPT nội trú Việt Bắc; trường Thiếu sinh quân, trường Văn hóa Bộ Cơng an… đó chính là nội lực, là tiềm năng thế mạnh của của tỉnh. Chưa kể đến năng lực đào tạo Thái Nguyên đã tập trung đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học đông đảo, nếu so sánh không thua kém các thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Muốn phát triển nội lực, phải dựa vào trí tuệ của con người trong tỉnh đó. Đảng ta khẳng định: "con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH" [56, tr.201]. Đồng thời, phát triển tiềm năng trí lực được xác định là một nội dung trong ba đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2030: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài [57, tr.115]. Nhìn từ góc độ QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên từ lợi thế đặc thù này cần phải hành động thực tế cụ thể: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh.

Về phía các cơ sở đào tạo: Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển KT-XH, khoa học và cơng nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, tác phong công nghiệp năng lực sáng tạo, và các giá trị cốt lõi thích ứng với yêu cầu phát triển nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, tạo đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề chất lượng cao theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động mà trước hết đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp FDI ở tỉnh. Muốn vậy, hệ thống các cơ sở đào tạo ở tỉnh phải phối hợp với nhau, trong đó lấy hạt nhân là Đại học Thái Nguyên làm nòng cốt liên kết với

nguồn thu, đào tạo đúng hướng; các doanh nghiệp FDI chủ động được nguồn nhân lực trước yêu cầu mở rộng SX-KD và đổi mới cơng nghệ, giảm chi phí đào tạo; NLĐ được nâng cao trình độ, tăng năng suất lao động sẽ tăng thu nhập và không lo bị thất nghiệp trước yêu cầu cao của cơng nghệ mới…

Về phía các doanh nghiệp FDI: Khả năng đào tạo ngay tại tỉnh đem lại nhiều thuận lợi và lợi ích cho họ: Chủ động được nguồn nhân lực khi tái sản xuất mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu. Vì vậy, trong phối hợp đào tạo ngồi phần kinh phí đóng góp, tài trợ cần cử chun gia về quản lý, công nghệ, maketing… đồng hành với cơ sở đào tạo để tư vấn, giám sát giúp cho quá trình đào tạo đạt được kết quả nhanh và phù hợp hơn. Qua đó, góp phần giúp các cơ sở đào tạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực phía Bắc, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

Về phía chính quyền các cấp ở tỉnh: Nhận thức được giá trị lâu dài và bền vững từ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh. Vì vậy, cần đề cao vị trí, vai trị và trách nhiệm xã hội đi liền với đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo ở tỉnh, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, cùng với việc hỗ trợ nguồn vốn và giám sát hiệu quả đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở tỉnh cần có chính sách đầu tư đặc thù cho NLĐ là người dân tộc thiểu số,vùng khó khăn ở tỉnh.

4.2.6. Những kiến nghị đề xuất với với các Bộ, Ngành để thực hiện hài hịaquan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tinht Thái

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 164 - 166)