Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 81 - 84)

- Về thực tiễn:

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Là tỉnh có sức hút FDI dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI vào PTCN. Theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2016-2020, vốn FDI vào

tỉnh Bắc Ninh đã đạt 8,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 41,5% lũy kế từ trước tới năm 2020 với sự có mặt của nhiều tập đồn lớn hàng đầu thế giới, đáng kể nhất là tập đoàn Samsung, Foxcon hay Canon [91]. Mặc dù năm 2020 cả thế giới và Việt Nam đều chịu những ảnh hưởng về kinh tế nhất định do đại dịch Covid-19 gây ra nhưng các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn duy trì được hoạt động SXKD và đạt kết quả tăng cao so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể "Giá trị SXCN đạt 427.837 tỷ đồng, bằng 93% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 477.499 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ; nộp ngân sách đạt 4.689 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ" [31, tr.5]. Năm 2020, số dự án FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt 119 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 335 triệu đơ la Mỹ. Tính đến nay, tỉnh đã có trên 1600 dự án FDI được cấp phép đầu tư, trong đó chiếm đại đa số là các dự án công nghiệp với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là trên 19,5 triệu đô la Mỹ [31, tr.5-7]. Năm 2019, vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh thậm chí cịn dẫn đầu cả nước (biểu đồ 2.2). Đặc biệt, là tỉnh có số đơng lao động địa phương làm việc trong các doanh nghiệp FDI với trên 700 nghìn người,trong khi lao động nước ngoài chỉ khoảng trên 4.500 người. Những thành cơng ấy, ngồi sự đóng góp của các giải pháp về mặt cơ chế, chính sách của nhà nước cịn phải kể đến nỗ lực của địa phương trong giải quyết hài hòa QHLI trong thu hút FDIvào PTCN ở tỉnh, cụ thể:

Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam theo tỉnh thành năm 2019

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo,chỉ đạo của các của các cấp ủy Đảng về thực hiện QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Từ năm 2008 tỉnh Bắc Ninh đã

xác định chiến lược ưu tiên thu hút FDI.Trong chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư tỉnh Bắc Ninh có nêu "Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp" [8]. Điều này cho thấy, tỉnh Bắc Ninh đã sớm coi trọng việc hài hòa QHLI trong thu hút FDI vào phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tăng cường vai trò của tổ chức cơng đồn trong thu hút FDI vào PTCN. Ngoài việc sớm xác định tư tưởng, mục tiêu ổn định môi trường thu hút đầu tư, tỉnh Bắc Ninh chú trọng nâng cao ý thức cho NLĐ và các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, đầu tư kinh doanh. Thông qua các tổ chức cơng đồn cơ sở tuyên truyền, phổ biến thường xuyên cho các doanh nghiệp FDI về các chế tài xử phạt khi người SDLĐ có các hành vi vi phạm về tiền lương, điều kiện làm việc, sức khỏe, bảo hiểm… của NLĐ. Nghiêm cấm các hành vi quá khích, gây mất trật tự, ổn định môi trường SXKD (chẳng hạn như gây gổ, bạo lực giữa người SDLĐ và NLĐ trên địa bàn). Khuyến khích các bên sử dụng hình thức đổi thoại, chất vấn với sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở. Việc tỉnh Bắc Ninh kiên quyết "dập tắt" đối với các hoạt động q khích, xung đột đã góp phần nâng cao uy tín của tỉnh đối với các nhà đầu tư nước ngồi, đảm bảo niềm tin về mơi trường SXKD ổn định cho họ. Tuy nhiên, khơng vì thế mà tỉnh xem nhẹ lợi ích của người dân, NLĐ. Thay vào đó tỉnh chủ trường nâng cao vai trị của các tổ chức cơng đồn. Tổ chức cơng đồn có nhiệm vụ tham vấn, đối thoại với NLĐ, đề xuất các giải pháp giải quyết tranh chấp trong hịa bình. Đồng thời chính quyền tỉnh cũng tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp FDI với NLĐ và với địa phương, xử lý nghiêm các nhà đầu tư vi phạm quy định, cam kết.

Thứ ba, chủ động, linh hoạt để đảm bảo lợi ích của các chủ thể khi thu hồi đất để triển khai các dự án FDI, trong đó ưu tiên lợi ích cho người dân. Đối với

người dân khi thu hồi đất để xây dựng các dự án công nghiệp với nguồn vốn FDI, tỉnh Bắc Ninh cũng đã nỗ lực đảm bảo lợi ích cho các bên. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích hẹp, địa hình bằng phẳng, gần thủ đơ Hà Nội. Từ bao đời nay,đất đai vốn là tư liệu sản xuất chủ yếu của người dân và là "bờ sôi ruộng mật". Động đến đất sinh sống là trực tiếp động đến lợi ích và cuộc sống sé rất phức tạp và dễ sảy ra xung đột. Xác định được đặc điểm đó, cơng tác lãnh đạo chỉ đạo và phương án thực thi phải rất cụ thể công tâm, khách quan. Đối với người dân bị thu hồi đất, trước khi tiến hành thu hồi đất, chính quyền tỉnh tích cực tuyên truyền, phổ biến và giải thích cho người dân hiểu rõ về công tác thu hồi đất, giải đáp thắc mắc về đền bù, di dời cho người dân để họ an tâm về cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Đối với các trường hợp cố tình khơng di dời, chính quyền tỉnh ra sức thuyết phục và chỉ dùng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp bất khả kháng. Đối với các chủ đầu tư, chính quyền tỉnh khuyến khích họ tiếp nhận lao động địa phương, đặc biệt là các lao động bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được đi đào tạo cơ bản về chuyên môn kĩ thuật, hiểu biết về pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 81 - 84)