Thể chế chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 104 - 106)

Điểm đặc biệt đối với hệ thống chính quyền địa phương giai đoạn này là việc thành lập thêm một cấp là khu tự trị ở vùng miền núi phía Bắc. Thực hiện kế hoạch lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 29-4-1955, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 230/SL thành lập khu tự trị Thái- Mèo (Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28-1-1953 của Chủ tịch nước, khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu , tách khỏi Liên khu Việt Bắc). Dưới cấp khu chỉ có cấp châu và cấp xã, bỏ cấp tỉnh. Điều này được hợp thức hóa trong Hiến pháp năm 1959, trong đó quy định khu tự trị là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Khu tự trị Thái Mèo ban đầu có 16 châu, sau lập thêm 2 châu mới. Ngày 27-10-1962, Quốc hội thông qua Nghị quyết đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập ba tỉnh trong khu: Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ.

Khu tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 268-SL ngày 1-7-1956 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( trước đó, từu năm 1948 đã tồn tại Liên khu Việt Bắc). Khu tự trị Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, thủ phủ là thị xã Thái Nguyên, từ năm 1959 thêm tỉn Hà Giang. Hệ thống tổ chức chính quyền Khu tự trị Việt Bắc có 4 cấp: khu, tỉnh, châu, xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Thành phần Hội đồng nhân dân phải có đủ đại biểu các dân tộc.

105

Từ năm 1958, cấp liên khu bị bãi bỏ. Hệ thống tổ chức hành chính thống nhất trên cả nước gồm 4 cấp: trung ương, tỉnh (thành phố hoặc khu tự trị), huyện (châu) và xã. Uỷ ban kháng chiến hành chính đã hồn thành nhiệm vụ, nay đổi tên thành Uỷ ban hành chính.

Điểm mới về chính quyền địa phương theo Hiến pháp 1959: Ở địa phương, Hội đồng nhân dân được bầu ở tất cả các cấp (kể cả cấp huyện và cấp khu phố trước đây khơng bầu). Vai trị của Hội đồng nhân dân được tăng cường: quyết định các vấn đề xây dựng kinh tế, văn hóa, phê chuẩn và quyết tốn ngân sách địa phương.... ủy ban hành chính khơng chỉ là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, mà còn là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

* Thời kỳ 1959 – 1975 - Thể chế lập pháp

Sau khi Hiến pháp ban hành, trong năm 1960, Quốc hội khóa II (có 362 đại biểu và 91 đại biểu miền Nam khóa I lưu nhiệm) đã thơng qua 6 đạo luật quan trọng về tổ chức của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Theo Luật tổ chức Quốc hội, cơ cấu tổ chức Quốc hội được quy định chặt chẽ, quy mô hơn. Tại kỳ họp dầu tiên của Quốc hội khóa II (họp tháng 5-1960), đồng chí Trường Chinh được bầu là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong nhiệm kì 4 năm với 8 kì họp theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội khóa II đã thành lập Uỷ ban Dự án pháp luật, Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách, năm 1963 còn lập thêm Uỷ ban Thống nhất, có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình cuộc đấu tranh, giúp Quốc hội tỏ thái độ, ra nghị quyết, tuyên bố về cuộc đấu tranh thống nhát đất nước.

Quốc hội khóa III (1964-1971) có 455 đại biểu ( trong đó có 89 đại biểu Quốc hội khóa I ở miền Nam lưu nhiệm). Quốc hội bầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 6 Phó chủ tịch, Tổng thư kí, 15 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết và 4 ủy vên Ban thư kí. Quốc hội có 5 ủy ban thường trực, ngoài 3 ủy ban trước đây, lập thêm Uỷ ban dân tộc, Uỷ ban Văn hóa xã hội. Khi đế quốc Mỹ leo thang đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam, tháng 4-1965, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã ra Nghị quyết giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền của Quốc hội: quyền quyết định kế hoạch nhà nước, xét và phê chuẩn dự

106

toán và quyết toán ngân sách nhà nước; quyền ấn định các thư thuế; quyền phê chuẩn việc phân vạch địa giới cấp tỉnh à tương đương; quyền xét và quyết định triệu tập Quốc hội vào lúc thuận tiện. Tháng 5-1968, Quốc hội quyết đinhụ kéo dài nhiệm kì Quốc hội khóa II, giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức bầu cử Quốc hội khi có điều kiện thuận lợi. Quốc hội tổ chức bầu cử Quốc hội khi có điều kiện thuận lợi. Quốc hội khóa III kéo dài nhiệm kỳ thành 7 năm, họp được 7 kỳ ( theo quy định phải có 14 kỳ họp).

Để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến, tháng 4-1967, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp; giao Hội đồng Chính phủ, căn cứ vào tình hình cụ thể mà điều chỉnh thời gian bỏ phiếu và tuyên bố kết quả của các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân.

Tháng 4-1971, cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV được tiến hành, bầu ra 420 đại biểu. Trước đó, Quốc hội đã ra quyết định, chấm dứt nhiệm kì các đại biểu Quốc hội được nhân dân miền Nam bầu từ 1946. Trong nhiệm kì 4 năm ( 1971-1975), Quốc hội khóa IV cũng chỉ triệu tập được 5 kì họp. Về tổ chức, Quốc hội bầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 5 phó chủ tịch, tổng thư kí, 17 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết và Ban thư ký gồm 6 thành viên. Ngồi 5 ủy ban đã có, Quốc hội thành lập thêm Uỷ ban Đối ngoại.

Quốc hội khóa V được bầu ngày 6-4-1975 có 424 đại biểu và hoạt động đến tháng 6-1976, khi cả nước có Quốc hội thống nhất. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, có 6 phó Chủ tịch, 11 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Quốc hội có 6 ủy ban thường trực như trước. Trong nhiệm kì này, Quốc hội đã góp phần quan trọng trong việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 104 - 106)