Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng và kiện toàn thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 110 - 113)

- Thể chế Chủ tịch nước

c) Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng và kiện toàn thể chế chính trị

chế chính trị

* Vai trị của Mặt trận dân tộc thống nhất

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối thống nhất về chính trị và tinh thần của nhân dân ta, là lực lượng thống nhât hành động của các chính đảng và các tổ chức thành viên đã nêu cao tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc trong cuộc dấu tranh chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu vì một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh .

111

Vào giai đoạn này, các tổ chức chính trị- xã hội tiếp tục có những bước phát triển trong hồn cảnh đặc thù của một nước bị chia cắt thành hai miền, vừa thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa thực hiện nhiệm vụ giải phóng ở miền Nam. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng, ngày 10-9-1955, Mặt trận Liên Việt họp đại hội và đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua Tuyên ngôn, Cương lĩnh và Điều lệ mới. Cương lĩnh và Điều lệ mới. Cương lĩnh kêu gọi mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình trong cả nước đồn kết để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Sau đó, hơn 30 đảng phái chính trị, đồn thể nhân dân và nhiều nhân sĩ, trí thức, dân tộc và tơn giáo đã gia nhập Mặt trận và đồn kết đấu tranh vì mục tiêu hịa bình, thống nhất,độc lập và dân chủ. Mặt trận và các tổ chức thành viên đã vận động các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua yêu nước, tham gia khơi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa thực sự là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà. Đánh giá về hoạt động của Mặt trận, Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng nêu rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đoàn kết các giai cấp, đảng phái, các dân tộc, tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tán thành xã hội chủ nghĩa, nhờ đó, đã động viên mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ của dân tộc hăng hái tham gia xây dựng chủ nghĩa xâ hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

* Vai trò của một số tổ chức chính trị- xã hội

Trong thời kỳ hịa bình ở miền Bắc, cơng đồn, lực lượng lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học của chủ nghĩa cộng sản, tiêu biểu cho ý chí cách mạng tiến công, quyền làm chủ và năng lực của giai cấp công nhân đang tổ chức, xây dựng xã hội mới và quản lý nền kinh tế quốc dân; tiêu biểu cho sự nhất trí của đơng đảo nhân dân lao động, giữa nhân dân lao động với Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Tổng Cơng đồn đã tham gia quản lý kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch nhà nước, góp phần đào tạo cho Đảng và Nhà nước những cán bộ có phẩm chất và năng lực từ những cơng nhân ưu tú. Cơng đồn làm tốt việc nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức và kỷ luật lao động, hướng dẫn công nhân, viên chức tăng năng suất lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chiến đấu và tổ chức đời sống xã hội.

112

Cơng đồn có vai trị quan trọng trong cơng cuộc cải tạo công thương nghiệp ở miền Bắc. Cán bộ cơng đồn đã tích cực vận động nhân, viên chức nhà nước nâng cao ý thức làm chủ trong nhà máy, xí nghiệp, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí. Năm 1957, Luật Cơng đồn được Quốc hội thơng qua. Năm 1961, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đại hội và quyết định đổi tên thành Tổng Cơng đồn lao động Việt Nam.

Đồn viên Cơng đồn tích cực tham gia xây dựng Đảng và bảo vệ chính quyền Nhà nước, đồng thời tổ chức Cơng đồn các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các đoàn viên của mình, thơng qua đó tăng cường mối quan hệ công tác với Đảng và Nhà nước.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức rộng lớn của phụ nữ nước ta đã đảm nhận nhiều công việc quan trọng ở khắp các ngành, hoàn thành tốt những nhiệm vụ ở hậu phương, động viên chồng con đi bộ đội, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân. Hội đã chú trọng bồi dưỡng tinh thần, vật chất, chăm lo phúc lượi công cộng, phát triển nhà trẻ, trường hcoj và nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp để phát huy khả năng to lớn của phụ nữ trên tất cả các mặt trận: sản xuất, y tế, giáo dục, văn hóa và trong chăm sóc, dạy dỗ con cái.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trị rất to lớn trong trong cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nơng nghiệp và đặc biệt trở thành lực lượn quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở hậu phương miền Bắc để giúp đỡ tiền tuyến lớn miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Hội là thành viên tích cực của hệ thống chính trị, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước.

Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh là lực lượng xung phong chống Mỹ, cứu nước và tiến quân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là cánh tay và đội hậu bị của Đảng. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đồn Thanh niên là mũi nhọn trong cách mạng kỹ thuật, là trường học về phong cách lao động có ký luật, có kỹ thuật, tổ chức và quản lý theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, về con người làm chủ có phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Năm 1956, Đoàn Thanh niên cứu quốc đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam. Đoàn Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Hà Nội cũng hợp

113

nhất thành Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam. Đồn đã phát động đơng đảo thanh niên tích cực tham gia phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”.

Hội nông dân cứu quốc trong hai năm đầu tiên sau khi miền Bắc được giải phóng có sự phát triển, giữ vai trị đặc biệt trong cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, sau đó tổ chức này có quyền hành vượt quá thẩm quyền của một tổ chức đoàn thể, thực hiện cả chức năng của chính quyền nhà nước như điều hành sản xuất , đóng thuế, chủ huy cơng an, du kích, tổ chức tuần tra, canh gác... Do mắc nhiều sai lầm trong cải cách ruộng đất, từ năm 1958, Hội Nông dân phát triển yếu hơn hơn trước và sau đó khong cịn tồn tại trên thực tế.

Tóm lại, trong hồn cảnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể chế chính trị đã tập trung được sức mạnh của nhân dân, huy động đến mức cao nhất các nguồn lực trong nước và ngồi nước vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội là cần thiết trong thời chiến. Tuy nhiên, thể chế chính trị có nhiều hạn chế trong hoạch định chính sách kinh tế, nhiều chính sách mang tính chủ quan, áp đặt, kém hiệu quả, thậm chí kìm hãm sản xuất, đời sống nhân dân cịn khó khăn. Những khiếm khuyết đó cần phải được khắc phục trong giai đoạn cả nước hịa bình, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)