Điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị thời Đinh –Tiền Lê (968 1009)

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 34 - 36)

III. Thời kỳ Phong kiến độc lập

1. Điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị thời Đinh –Tiền Lê (968 1009)

1009)

Thời kỳ Bắc thuộc kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938. Năm 939, Ngơ Quyền chính thức xưng vương xây dựng chính quyền mới, đóng đơ ở Cổ Loa. Tuy nhiên, nhà nước của vương triều Ngô là nhà nước đầu tiên của thời kỳ độc lập, Ngô Quyền mới chỉ dám xưng vương, chưa xưng hồng đế. Bộ máy chính quyền cịn chưa thật hồn chỉnh nên đã không giữ được sự ổn định lâu dài trong xã hội.

Kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với việc hình thành một số trang trại mà chủ trang trại là những quan chức người Hán cũ (họ Hồ ở trang Bàu Đột (Quỳnh Lưu- Nghệ An), họ Vũ ở Mộ Trạch (Hưng Yên) và các hào trưởng địa phương. Điều kiện kinh tế này đã làm lực lượng của các hào trưởng mạnh lên. Sau khi Ngô Quyền chết năm 944 do sự tranh giành quyền lực và mâu thuẫn nội bộ trong dòng họ Ngơ đã dẫn đến tình hình xã hội trở nên loạn lạc. Ngô Vương Văn còn sang Nam Hán xin mệnh vua Nam Hán nhận chức Tĩnh hải quân Tiết độ sứ. Sau khi Ngô Xương Văn (con Ngô Quyền) chết năm 965, tình hình đất nước rơi vào tình trạng chiếm cứ của các thổ hào địa phương, sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.

Trong điều kiện bất ổn của đất nước thời đó, đã xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh. Với tài năng và quyết tâm thống nhất lại đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân mạnh là Trần Lãm, sau đó tiếp tục dẹp loạn thu phục các sứ quân và thống nhất đất nước, chính thức lên ngơi xưng Hoàng đế (Đinh Tiên

35

Hồng) năm 968. Ơng đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình, bắt đầu xây dựng một thể chế quân chủ độc lập đầu tiên.

Có thể nói thể chế quân chủ độc lập đầu tiên mà Đinh Bộ Lĩnh xây dựng ở Việt Nam (sau đó là thời Tiền Lê) đã chịu ảnh hưởng của chế độ quân chủ Trung Quốc. Lý do khá dễ hiểu vì Trung Quốc là một đất nước phát triển cao với mơ hình qn chủ chuyên chế và các học thuyết chính trị có tư tưởng đặc sắc hơn nữa lại đô hộ Việt Nam hơn một nghìn năm. Các khn mẫu của chế độ quân chủ ở Trung Quốc đã được các vị đứng đầu đất nước Việt Nam tham khảo. Tuy nhiên, có thể nói, các thể chế chính trị phong kiến quân chủ ở Việt Nam đều được xây dựng trên cơ sở đặc điểm dân tộc cao chứ không phải bắt chước một cách dập khn.

Chính quyền thời Đinh có tổ chức cịn khá đơn giản, duy trì dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Vua đứng đầu (đã đặt thái tử là người nối ngôi và phong chức vương cho các hoàng tử con vua). Dưới vua là hàng ngũ quan văn, quan võ và đặc biệt là có tăng quan. Đứng đầu quan văn là Thái sư đúng đầu triều, đứng đầu quan võ là Thập đạo tướng quân, điện tiền chỉ huy sứ. Thời kỳ này các quan lại chưa được chun mơn hóa, chủ yếu là người giúp việc cho vua. Người có quyền lực sau vua chính là vị chỉ huy quân sự (Người trở thành Hồng đế Tiền Lê chính là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn).

Quyền tư pháp tập trung vào tay vua, vua là người quyết định thưởng phạt cho cấp dưới. Thời Đinh, nhà vua đặt vạc dầu ở sân triều, hổ dữ trong cũi, hạ lệnh ai trái phép sẽ cho vào vạc dầu, cũi hổ hoặc đánh roi. Luật pháp thành văn chưa có mà mới dựa vào thưởng phạt được vua ban. Dưới địa phương chủ yếu là theo luật tục.

Tuy nhiên, ngay thời Đinh, nhà vua đã đề cao Phật giáo. Đến thời Tiền Lê, đặt chức Quốc sư, coi như cố vấn và phụ trách quản lý Phật giáo. Trong Tăng quan có các chức Tăng thống, Tăng lục, Sùng chân uy nghi.

Hệ thống các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền địa phương đã được tổ chức chặt chẽ. Cả nước chia làm 10 đạo. Năm 1002, Lê Hồn đã đổi đạo thành lộ, dưới có phủ, châu và giao cho các quản giáp, thứ sử, trấn tướng trông coi. Chế độ “Ngụ binh ư nông” đã được thực hiện ngay từ thời Đinh để xây dựng một lực lượng quân đội mạnh phục vụ an ninh, bảo vệ triều đình và đất nước.

36

Sự duy trì quyền lực tập trung dựa trên quân sự và những hình phạt nặng nề thực chất sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong xã hội và dẫn đến hậu quả là chế độ tập quyền khơng tồn tại lâu dài. Đinh Tiên Hồng và con trai ông là Đinh Liễn đã bị một viên quan hầu (Đỗ Thích) sát hại khiến triều đại nhanh chóng suy tàn. Thời Tiền Lê, sau khi Lê Đại Hành chết, vương triều cũng trở nên rối loạn. Sự phát triển của đất nước địi hỏi một mơ hình thể chế chính trị mới phù hợp hơn.

Tuy vậy khi nhìn lại, mơ hình nhà nước Đinh – Tiền Lê đã có một bước tiến quan trọng khẳng định nền độc lập của dân tộc tuy vẫn còn hạn chế là đơn giản, dựa vào sức mạnh quân sự là chính. Mơ hình nhà nước này cũng coi trọng tư tưởng Phật giáo với tư tưởng không phụ thuộc Trung quốc, xây dựng một quốc gia độc lập. Đây là mơ hình q độ sang một thời kỳ phát triển ổn định theo hướng phong kiến hóa ngày càng vững chắc và đậm nét dân tộc.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 34 - 36)