Hoàn cảnh lịch sử a) Tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 138 - 139)

I. Hệ thốngchính trị Việt Nam từ năm 1992 đến nay

1. Hoàn cảnh lịch sử a) Tình hình thế giớ

a) Tình hình thế giới

Từ sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ (1991), thế giới biến đổi sâu sắc. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế tế giới chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, tồn cầu hóa tiếp tục gia tăng về quy mơ và trình độ. Các nước có chế độ xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến động: vào những năm 1997 – 2000, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng; năm 1999, Mỹ ném bom Nam Tư, lật đổ chế độ thân Nga, dựng lên chính phủ thân phương Tây; năm 2001, nước Mỹ bị các lực lượng khủng bố AI Qaeda tấn cơng; nhân cơ hội đó Mỹ đem quân xâm lược Apganixtan (2002) và năm 2003, Mỹ và các nước thành viên NATO lấy cớ tiêu diệt độc tài can thiệp lật đổ nhiều chính phủ độc lập ở Đơng Âu, Trung Á, tạo làn sóng “cách mạng da cam”. Bên cạnh đó khu vực Mỹ Latinh lại có những biến đổi có lợi cho phong trào dân chủ thế giới: nhiều đảng cảnh tả thắng cử và cầm quyền. Tuy nhiên, từ năm 2008, nền kinh tế thế giới một lần nữa lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng và phục hồi chậm, ảnh hưởng hầu hết đến các nước. Năm 20011, các nước phương Tây đứng đằng sau hỗ trợ các phe đối lập tiến hành lật đổ chính quyền bị coi là độc tài ở Tuynidi, Ai Cập, LiBi và tiếp tục gây sức ép lật đổ chính quyền Syri.

Có thể đánh giá chung về tình hình thế giới thời kỳ này:

- CNXH lâm vào thoái trào nhưng lý tưởng của CNXH hiện thực vẫn có sức sống mãnh liệt, đang là mục tiêu đấu tranh của hàng tỷ người trên thế giới. Các nước XHCN còn lại (Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên) với những đặc thù mạnh yếu khách nhau đang ra sức tìm tịi, sáng tạo, hồn thiện mơ hình CNXH thời đại ngày nay.

139

- CNTB nhờ tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Các nước tư bản phát triển chiếm ưu thế trong nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh, đã thật sự đi vào nền kinh tế tri thức. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học công nghệ. Các nước Tây Âu, Nhật Bản là những trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Bên cạnh đó, xuất hiện một số nền kinh tế mới như Ấn Độ, Braxin, Hàn Quốc, Nam Phi,… Các tập đoàn xuyên quốc gia trở thành lực lượng kinh tế hùng mạnh trong nền kinh tế toàn cầu. Với khả năng lớn về vốn, khoa học công nghệ, kiến thức quản lý tiên tiến và lực lượng quân sự, các nước tư bản phát triển vẫn đang chi phối thế giới.

- Cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển chống nghèo đói và lạc hậu, chống sự chèn ép của các nước phát triển, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đang diễn ra gay gắt. Tình trạng đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, công nợ, tài nguyên cạn kiệt, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến triền miên diễn ra phổ biến. Một số nước hầu như bế tắc trong việc tìm kiếm con đường phát triển.

- Phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do sự điều chỉnh chiến lược và chiến thuật của CNTB trên toàn thế giới. Ngoài một số đảng cộng sản cầm quyền hoặc chưa cầm quyền, hầu hết các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới khủng hoảng về đường lối và tổ chức, nội bộ mất đồn kết, làm giảm lịng tin của quần chúng, lạc hậu về cả lý luận, tư tưởng, chính trị trước những chuyển biến rất nhanh của thời đại và thế giới.

- Tình hình khu vực cũng có những biến động phức tạp: kinh tế các nước Đôn Nam Á tăng trưởng nhanh, năng động; Trung Quốc cải cách thành công và ngày càng vươn lên như một cường quốc kinh tế; các nước trong khu vực đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, tăng cường đối thoại, liên kết để phát triển, giữ vững hịa bình, ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình Biển Đơng có nhiều bất ổn, xẩy ra xung đột, tranh chấp. Các nước đang cố gắng kiềm chế, tìm kiếm con đường hịa bình để giải quyết những bất đồng đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)