Quan liêu nghĩa gốc là một hệ thống cai trị hoàn bị bao gồm các chức vụ và cơ quan có quyền ra quyết định (Quan) và bộ phận tham mưu, giúp việc chuyên trách (Liêu).

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 45 - 46)

III. Thời kỳ Phong kiến độc lập

9 Quan liêu nghĩa gốc là một hệ thống cai trị hoàn bị bao gồm các chức vụ và cơ quan có quyền ra quyết định (Quan) và bộ phận tham mưu, giúp việc chuyên trách (Liêu).

46

về trình độ. Do pháp luật kỷ cương chưa cao nên tình trạng lộng quyền tư lợi của đội ngũ quan lại đã xuất hiện, gây ra sự bất ổn trong xã hội.

Sau một thời gian tồn tại, mơ hình thể chế chính trị cũ mà Lê Thái Tổ thiết lập khơng cịn thích hợp nữa, địi hỏi sự cải cách. Lê Thánh Tơng đã tham khảo có sáng tạo mơ hình nhà Minh khi ơng ở vị trí đứng đầu đất nước (từ năm 1460) và có tư tưởng học tập mơ hình này để áp dụng cải cách. Tư tưởng của cuộc cải cách thể chế, xây dựng mơ hình tập quyền quan liêu đã được Lê Thánh Tơng định hình với mục tiêu tập trung quyền lực vào tay vua, tăng hiệu quả làm việc của bộ máy chính quyền nhà nước “Các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến mọi người có thói quen tốt làm hợp đạo, đúng phép”10. Vua cũng tổ chức một hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, quản lý đến cấp xã bằng việc tổ chức đội ngũ xã quan nằm trong hệ thống của nhà nước. Cụ thể:

Tại trung ương, Lê Thánh Tông bỏ các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành (trong đó quan trọng nhất là tể tướng - một người mà ở các triều đại trước nắm giữ quyền hành rất lớn, được ví dưới một người trên vạn người) để bảo đảm sự tập trung quyền lực vào nhà vua. Lê Thánh Tông cũng thiết lập các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chun mơn. Ơng khơng tập trung quá nhiều quyền lực vào một cơ quan mà tiến hành phân chia các quyền lực để ngăn chặn sự tiếm quyền.

Lê Thánh Tơng tự mình giải quyết mọi việc với sự giúp đỡ của một nhóm các thái (sư, úy, phó, bảo) và các thiếu (sư, úy, phó, bảo) cùng với các đại học sĩ. Năm 1465, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại bộ máy nhà nước thành 6 bộ, 6 tự, 6 khoa (Đầu thời Lê sơ, nhà nước mới chỉ có 2 Bộ là Bộ Lại và Bộ Lễ, năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt 6 bộ nhưng vị trí các bộ chỉ là phụ) và biến 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng) thành các cơ quan quyền lực thực sự trông coi hầu hết những cơng việc chính của triều đình. Giúp việc cho 6 bộ là 6 tự, giám sát 6 bộ là 6 khoa. Ngồi ra cịn một số cơ quan chuyên môn. Chức năng của 6 bộ là:

Bộ Lại: lo tuyển bổ, thăng giáng, lựa chọn, khảo xét, phong tước các quan lại

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 45 - 46)