- Thể chế Chủ tịch nước
3. Nguyên tắc tổ chức nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan được xác định rõ ràng hơn
rõ ràng hơn
Hiến pháp 1959 không đặt vấn đề phân định quyền lực nhà nước theo cơ chế vận động giữa ba quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp như các thể chế nhà nước cộng hòa tư sản. Sự bố trí cơ cấu tổ chức và thực hiện quyền lực theo nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Với việc xác định tất cả vị trí trung tâm thuộc về Quốc hội và quan hệ quyền lực được xác định trên cơ sở của chế độ hội đồng; quyền lực Nhà nước được vận động theo hướng tập quyền. Với 17 quyền hạn được quy định tại Điều 50 Hiến pháp, Quốc hội đã giữ được vị trí quyết định trong cấu trúc quyền lực, tuy nhiên không phải là một cơ quan tập trung mọi quyền lực nhà nước.
Các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ tuy vị trí và thẩm quyền đã bị hạn chế so với trước đây, nhưng chưa phải là những thiết chế phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc hội. Hiến pháp đã thể hiện bước cải cách mạnh mẽ trên phương diện các thể chế quyền lực, khẳng định dứt khốt mơ hình tổ chức nhà nước theo giá trị chuẩn mực của mơ hình thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bản chất của nhà nước công nông.
Quyền lực của Quốc hội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phát huy hơn thời kỳ trước đây. Tuy nhiên, do hồn cảnh chiến tranh khơng thể họp theo đinh kỳ, một số quyền lực của Quốc hội ở mức độ nhất định cũng bị hạn chế. Nhưng mối quan hệ thường xuyên giữa Quốc hội với Hội đồng Chính phủ được giữ vững, Quốc hội đã động viên, đoàn kết toàn dân hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.
116
4. Trong điều kiện thời chiến, Đảng là lực lượng lãnh đạo tồn diện, tuyệt đối đối với hệ thống chính trị