Cấu trúc và đặc điểm hệ thốngchính trị

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 120 - 130)

III. Hệ thốngchính trị Việt Nam thời kỳ 1975-

2. Cấu trúc và đặc điểm hệ thốngchính trị

a) Thời kỳ 1975-1986

Sau khi miền Nam được giải phóng, Đảng lãnh đạo xây dựng thể chế chính trị thống nhất trên cả nước, kiện tồn tổ chức Đảng, nhất thể hóa Nhà nước, Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể nhân dân.

Trong thời kỳ này, đã diễn ra hai kỳ đại hội Đảng. Đại hội IV (1976) - Đại hội tồn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đại hội thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH. Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình thế giới và trong nước, Đại hội vạch ra đường lối của cách mạng XHCN ở nước ta trong giai đoạn mới là: nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đống thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, các mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH.

Trong định hướng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng IV nhấn mạnh: Chúng ta phải kiện toàn Nhà nước XNCH của cả nước, tăng cường hiệu lực của Nhà nước về mặt tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa và xã hội, nhanh chóng xây dựng và kiện tồn bộ máy chính quyền nhà nước các cấp ở miền Nam, tiếp tục hồn thiện bộ máy chính quyền nhà nước các cấp ở miền Bắc.

Thời kỳ này, Đảng ta vẫn duy trì cơ chế lãnh đạo Nhà nước và các đoàn thể nhân dân theo nguyên tắc trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện như thời chiến, theo mơ hình quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Đảng đề ra chủ trương phải thiết lập và không ngừng tăng cường phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao

121

động. Đại hội IV chỉ rõ: Đảng có trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước một cách tồn diện, từ quyết định đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động của Nhà nước, quyết định tổ chức bộ máy và cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng có năng lực làm nịng cốt trong bộ máy nhà nước. Đảng dựa vào các tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng để kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.

Chính quyền địa phương giai đoạn này có nhiều thay đổi. Tháng 12 – 1975, Quốc hội khóa V quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị và hợp nhất một số tỉnh ở miền Bắc. Tháng 2 – 1976, ở miền Nam, các khu được giải thể, hợp nhất các tỉnh để thành lập 20 tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 – 1979, Quốc hội ra nghị quyết thành lập đặc khu Vũng tàu – Côn Đảo trực thuộc Trung ương. Đảng lãnh đạo xây dựng Hiến pháp năm 1980 – Hiến pháp thống nhất đất nước. Ngày 18 – 12 – 1980, Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam đã thơng qua bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước. Hiến pháp thể chế hóa vai trị lãnh đạo của Đảng một cách cụ thể và mạnh mẽ: Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiến pháp xác định rõ cơ chế hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ mới “Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng”.

Dưới dự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở Hiến pháp mới, Quốc hội đã ban hành một số luật quan trọng làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước, Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước, Luật Tổ chức tịa án nhân dân, Viện Kiểm sốt nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân…

Trong Hiến pháp năm 1980, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện rõ

quan điểm làm chủ tập thể. Quốc hội vẫn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước, quyết định những công việc quan trọng của đất nước. Điểm mới của Quốc hội là thành lập hai cơ quan là Hội đồng nhà nước và Hội đồng dân tộc.

122

Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội là chủ tịch tập thể của nước Việt Nam. Đó là tập trung nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trước đây vào một cơ quan duy nhất. Hội đồng nhà nước được bầu trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, các ủy viên.

Hội đồng bộ trưởng là tên mới đổi từ Hội đồng Chính phủ, nhấn mạnh hơn cơ cấu tổ chức, vị trí và trách nhiệm của từng thành viên, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng, đồng thời tăng cường tính tập thể của Hội đồng. Hội đồng bộ trưởng được Hiến pháp quy định là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất. Thành phần gồm có chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng, các bộ trưởng và chủ nhiệm ủy ban nhà nước.

Vị trí, vai trị và cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân và hệ thống chính quyền địa phương về cơ bản vẫn như Hiến pháp năm 1959. Hệ thống tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án địa phương, các tịa án qn sự. Ngồi ra, trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng nhà nước có thể quyết định thành lập tòa án đặc biệt. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Hiến pháp ghi rõ: kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền cơng tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Về chính quyền địa phương, Hiến pháp khẳng định Hội đồng nhân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở địa phương mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và trước chính quyền nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội đồng nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân.

Như vậy, Hiến pháp 1980 nhấn mạnh bản chất nhà nước là chun chính vơ sản và ngun tắc làm chủ tập thể: Hội đồng nhà nước là chủ tịch nước tập thể.

123

Hội đồng bộ trưởng là cơ quan quyền lực tập thể, biểu quyết theo đa số và chịu trách nhiệm tâp thể trước Quốc hội. Chính đây là sự thể hiện hiến định của nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” - nguyên tắc phố biến ở các nước XHCN trước đây, Những quy định của Hiến pháp đáp ứng các nhu cầu và nhiệm vụ của xây dựng chế độ làm chủ tập thể và một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao và bao cấp.

Đại hội Đảng lần thứ V (1982) đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1981 – 1985, xác định thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường. Đảng yêu cầu các cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ phải nhận thức sâu sắc việc củng cố và tăng cường Nhà nước XNCH là nhiệm vụ hàng đầu; Quốc hội phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề lớn của đất nước; Hội đồng nhân dân các cấp hoạt động với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đảng có trách nhiệm lãnh đạo thường xuyên việc củng cố chính quyền các cấp. Trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tuy nhiên, trên mặt thực tế, thời kỳ này Đảng tiếp tục duy trì cơ chế lãnh đạo Nhà nước và các đồn thể nhân dân theo nguyên tắc toàn diện, tuyệt đối; tổ chức đảng được thiết lập song trùng với các cơ quan nhà nước và đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương; hệ thống chính trị cồng kềnh, chồng chéo, khơng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quyền lực; Đảng can thiệp bằng mệnh lệnh, lấn sâu vào công việc nhà nước, làm thay đổi một số chức năng của nhà nước, dẫn đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong thể chế chính trị xơ cứng, cống kềnh, kém hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm đầu thập kỷ 80.

Một số nhận xét chung về hoạt động của hệ thống chính trị thời kỳ này:

Có thể nói, thời kỳ này cơ chế làm chủ tập trung quan liêu đã bao trùm lên tổ chức và hoạt động của tất cả các bộ phậm cấu thành hệ thống quyền lực từ TW đến địa phương. Các cơ quan đảng và bộ máy nhà nước ngày càng phình to,

124

biên chế tăng liên tục, hoạt động kém hiệu lực. Trong các tổ chức đảng hầu như đều có các ban tương ứng với các cơ quan nhà nước chồng chéo. Trên thực tế những năm 1980-1985 đã bộc lộ những hạn chế của Quốc hội trong vai trò lập pháp, giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Vai trò lập quy của Hội đồng Bộ trưởng được đề cao nhằm đáp ứng các hoạt động quản lý xã hội thường xuyên, hằng ngày. Ở địa phương, Ủy ban nhân đân tồn tại và hoạt động như Hội đồng nhà nước ở địa phương với hai chức năng: giám sát và chấp hành. Hội đồng nhân dân thể hiện rõ tính hình thức, hạn chế trong vai trò của cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân. Chức năng lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước không rõ ràng, dẫn đến Đảng lấn sân, làm thay công việc của Nhà nước. Tổ chức và hoạt động ngành tư pháp được củng cố về tổ chức, hình thành thêm một số cơ quan bổ trợ như đoàn luật sư, cơ quan thi hành án, giám định tư pháp, nhưng tính độc lập tư pháp khơng được đảm bảo do nền kinh tế và sự can thiệp quá sâu của Đảng vào hoạt động tư pháp. Vì vậy, khi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng, các cơ quan nhà nước tỏ ra lúng túng và thiếu hiệu quả.

b) Thời kỳ 1986 – 1992

Đại hội Đảng lần VI họp tháng 12/1986 thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm ( 1986 – 1990 ), đề ra 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng xuất khẩu. Đại hội nhấn mạnh: phải đổi mới toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, lấy đồi mới kinh tế làm trọng tâm, trên cơ sở đó đổi mới chính trị mà tập trung nhất là hệ thống chính trị. Trong các nghị quyết Đại hội Đảng, hội nghị TW, Đảng đã đưa ra những quan điểm đổi mới sự lãnh đạo trong xây dựng và kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trước hết là đổi mới thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, phân định rạch rịi vai trò, chức năng giữa Đảng và Nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, tăng cường tính năng động, sáng tạo trong hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, khẳng định Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể XHCN, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức thành cơ

125

quan quyền lực chính trị. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đó là Nhà nước chun chính vơ sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hóa bằng pháp luật quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước là công tác cấp bách, là điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân để hồn thành mọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Trên cơ sở vạch rõ những sai lần của Đảng và Nhà nước về các mặt thời kỳ trước, Đại hội Đảng lần thứ VI xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải đổi mới hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Để thiếp lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước, có đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu: thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể; xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội; quản lý hành chính – xã hội và hành chính – kinh tế, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội; xây dựng bộ máy gọn, nhẹ, có chất lượng cao… Muốn vậy, phải xây dựng một nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh cơng – nơng – trí thức làm nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; bộ máy nhà nước trong sạch, có hiệu lực; phát huy vào trị của các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý nhà nước và tổ chức xây dựng cuộc sống mới; đổi mới và tăng cượng sự lãnh đạo của Đảng đối với hế thống chính trị. Yêu cầu đặt ra là phải thiết kế một nền dân chủ mới, dân chủ XHCN về lý thuyết cũng như trên thực tế, phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

Để thiết lập cơ chế quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước theo phương hướng:

- Xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Đó là bộ máy nhà nước có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chủ yếu: thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể; xây dựng chiến lược kinh tế.

126

- Xã hội và cụ thể hóa chiến lược đó thành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý hành chính – xã hội và hành chính.

- Kinh tế, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tê, quản lý xã hội.

- Nhà nước phải làm tròn nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh tế - xã hội, các chương trignh tiến bộ KH- KT, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ. Phải nâng cao năng lực quản lý hành chính, bảo đảm pháp chế XHCN, thực hiện đầy đủ quyền lực nhà nước, đông thời xây dựng hệ thống quản lý kinh tế theo cơ chế quản lý mới, phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở.

- Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Tăng cường xây dựng pháp luật, coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền giải thích pháp luật.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 120 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)