So với thời kỳ trước đây, thể chế nhà nước có nhiều thay đổi, tiếp tục được củng cố, kiện toàn ở cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và chính quyền địa

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 114 - 115)

- Thể chế Chủ tịch nước

2. So với thời kỳ trước đây, thể chế nhà nước có nhiều thay đổi, tiếp tục được củng cố, kiện toàn ở cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và chính quyền địa

củng cố, kiện toàn ở cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và chính quyền địa phương

Thể chế cộng hòa đã được xác định trên cơ sở bản chất và các nguyên tắc của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bản chất của Nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959: “ Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Việc xác định rõ ràng bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước:

- Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội ( trước đây là Nghị viện nhân dân) được mở rộng: quyền quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước, ấn định các thứ thuế... Về tổ chức, Quốc hội bầu Uỷ ban Thường trực và các ủy ban thường xuyên và các ủy ban tạm thời, có quyền hạn chức năng cụ thể, làm việc thường xuyên và sâu sát hơn. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân được bầu ở tất cả các cấp. Vai trò của Hội đồng nhân dân được tăng cường: quyết định các vấn đề xây dựng kinh tế, văn hóa, phê chuẩn và quyết đốn ngân sách địa phương...

- Thế chế Chủ tịch nước trước đây nằm trong Hội đồng Chính phủ, nay đã tách riêng. So với Hiến pháp năm 1946 quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959 hẹp hơn trước đây Chủ tịch nước vừa đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ, tương đương với thẩm quyền của tổng thống các nước cộng hịa lưỡng tính; cịn theo Hiến pháp 1959 chức năng của người đứng đấu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng, vai trò của Chủ tịch nước tương đương với tổng thống các nước cộng hòa đại nghị.

- Hội đồng Chính phủ vẫn được khẳng định là cơ quan hành chính cao nhất. Về tổ chức, thành phần của Hội đồng Chính phủ khơng có các thứ trưởng như trước. Các bộ trưởng không chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ.

- Điểm mới rất quan trọng của cơ quan tư pháp là nó khơng cịn trực thuộc Hội đồng Chính phủ như trước, mà là một hệ thống cơ quan độc lập với chế độ bầu thẩm phán và hoạt động theo nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật.

115

- Một trong những thay đổi lớn nhất là thành lập hệ thống cơ quan riêng biệt: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, huyện, các Viện Kiểm sát quân sự. Chức năng chủ yếu của nó là kiểm sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước và các công dân.

- Trong khu hệ thống các cấp chính quyền địa phương, có thêm cấp khu tự trị ở các vùng miền núi phía Bắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)