II. Thời kỳ Bắc thuộc
4. Một số nhận xét
1. Trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc, chính quyền đơ hộ Trung Quốc trên đất nước ta có những thay đổi theo các triều đại ở chính quốc. Mỗi triều đại phân cấp quản lý theo cách riêng, nhưng đều nhằm mục đích đồng hóa người Việt, biến Giao Châu thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng áp đặt mơ hình chính quyền địa phương của Trung Quốc vào nước ta, chủ yếu theo cơ cấu quận- huyện kiểu Tần - Hán. Cấp quận do người Hán nắm giữ, cấp huyện (bộ lạc cũ) được ủy quyền cho các thủ lĩnh người Việt. Trong q trình cai trị, đã có những thay đổi về cơ cấu và cơ chế vận hành, nhưng đó là một cấu trúc chính
32
trị ổn định, bền vững và hữu hiệu dựa trên tính chất quân chủ chuyên chế. Quận, huyện luôn là trung tâm và là trọng tâm của hệ thống chính trị, có phiên chế tinh gọn, kết hợp với chế độ pháp lệnh (từ cấp huyện trở lên) và tự quản (cấp dưới huyện), giữa các chế độ hành chính trực thuộc và phiên thuộc (châu, huyện).
2. Càng về sau, thể chế chính trị đơ hộ phong kiến phương Bắc được tổ chức ngày càng quy mô, chặt chẽ hơn. Triều đại sau rút kinh nghiệm của triều đại trước trong việc cai trị người Việt. Dưới triều Đường, thể chế chính trị có quy mơ lớn nhất, liên kết được nhiều kiểu dạng mơ hình: 1) quyền lực tập trung thống nhất; 2) hệ thống chính quyền được thiết lập ở các châu, huyện, hương, xã; 3) các phủ đô hộ trực thuộc châu; 4) các châu, huyện phiên thuộc ở các vùng dân tộc thiểu số.
Dưới hình thức An Nam đơ hộ phủ với người đứng đầu là tiết độ sứ có tồn quyền chính trị và quân sự; thể chế chính trị đã mang dáng dấp và thật sự vận hành như một thể chế chính trị độc lập trên một vùng đất căn bản là lãnh thổ của nước Âu Lạc xưa kia. Đây là tiền đề quan trọng để Khúc Thừa Dụ sau này nằm quyền tự trị, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc đầu thế kỷ X, mặc dù nền hành chính tự chủ đó, cả về hình thức lẫn nội dung quản lý vẫn chưa thốt khỏi “ khơng gian Bắc thuộc”.
3. Thể chế chính trị đô hộ đã phát huy tác dụng trong xã hội người Việt như một công cụ quản lý hữu hiệu, là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho nền thống trị của phương Bắc, được “Việt hóa” và dung hòa trong lòng văn minh sông Hồng, đã trở thành một bộ phận của văn hóa chính trị người Việt.
Các chính quyền thống trị đã dùng nhiều biện pháp nham hiểm, xảo quyệt nhằm áp đặt xã hội Việt Nam theo mơ hình Hán. Chúng ra sức củng cố thể chế cai trị trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, hệ thống chính quyền ngày càng quy mơ, chặt chẽ hơn. Nhưng chúng đã phải bất lực và thú nhận: “Nước Việt là đất ngoại cõi, là dân cắt tóc xăm mình, khơng thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được”5. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, từ triều Hán cho đến Tùy, Đường, kể cả những lúc phong kiến Trung Quốc cực thịnh, về cơ bản chúng chỉ có thể “lấy tục cũ để cai trị” và “ràng buộc lỏng lẻo”
5 . Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên): Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch
33
đất Giao Châu mà thôi. Ngay cả khi chế độ lạc tướng bị xóa bỏ, chính quyền đơ hộ nắm giữ các cấp huyện, thế nhưng khơng thể áp đặt được hệ thống chính trị cấp xã, khơng thể khống chế nổi các công xã của người Việt. Nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai trị của chúng.
4. Trong thời kỳ chống Bắc thuộc, nhân dân ta đã nhiều lần vùng dậy đấu tranh để giành lại độc lập nhằm thiết lập thể chế chính trị riêng, độc lập với chính quyền phương Bắc. Thể chế chính trị thời Hai Bà Trưng cịn rất đơn giản, nhưng đó là thành quả của nhân dân ta sau hơn 200 năm mất nước. Nhà nước Vạn Xuân còn sơ sài, nhưng có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nó khẳng định sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vào năng lực quản lý, làm chủ đất nước của tầng lớp quý tộc người Việt, phủ nhận quyền đô hộ, thống trị của để quốc phương Bắc, đồng thời đánh dấu một bước phát triển về tư duy chính trị của nhân dân ta. Trong hồn cảnh phải đối phó chống chính quyền đơ hộ phương Bắc, buộc phải nhận một chức quan của chúng nhưng Khúc Thừa Dụ đã thiết lập một chính quyền tự chủ, chặt chẽ, quy mô hơn nhiều so với trước, đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc sau này. Những cải cách về chính trị của Khúc Hạo đã tạo điều kiện cho chính quyền trung ương có khả năng kiểm sốt được trực tiếp các địa phương, góp phần củng cố sự thống nhất lãnh thổ. Như vậy, kể từ nhà nước Vạn Xuân, người Việt đã biết tiếp thu những điểm phù hợp của mơ hình thể chế chính trị phong kiến trung ương tập quyền Trung Hoa áp dụng vào thiết lập thể chế chính trị của mình. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ, quyết liệt và vô cùng gian khổ, trên cơ sở ý thức dân tộc và tinh thần tự lực tự cường, cha ông ta khơng bảo thủ, khép kín, mà đã biết kết hợp những giá trị truyền thống dân tộc với những cái hay, cái tốt của nước ngoài, kể cả của kẻ thù xâm lược.
5. Ngay trong thời kỳ này, người Việt đã nhận thức được vai trò quan trọng của luật pháp trong đời sống xã hội, trong quản lý, bảo vệ sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước. Trong các cuộc khởi nghĩa, ngay sau khi giành được chính quyền, bộ máy nhà nước được thiết lập và giai cấp nắm quyền đã cho ban hành ngay chính sách giảm thuế, an dân, xóa bỏ pháp luật khắc nghiệt của triều đình phương Bắc, xây dựng nếp sống tự chủ cho dân Việt.
6. Trong hơn nghìn năm chống Bắc thuộc, bản lĩnh chính trị của người Việt đã được tôi luyện, thử thách, truyền thống kiên cường, bất khuất đấu tranh
34
chống ngoại xâm cũng được hình thành. Về phương diện thể chế, mơ hình thể chế chính trị qn chủ Trung Hoa cũng đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Các vị vua Việt sau này đã biết áp dụng những kỹ thuật tổ chức bộ máy nhà nước và phương thức cai trị, tiếp thu có chọn lọc hệ tư tưởng Nho giáo, áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình, chấp nhận một số chuẩn mực chính trị Trung Hoa như: đề cao những người có tước vị, coi trọng học vấn trong hoạt động chính trị, tuyển chọn quan lại thơng qua thi cử... Vì vậy, thể chế chính trị Việt Nam có những nét tương đồng với Trung Quốc hơn là thể chế chính trị của một số nước Đông Nam Á.