Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 119 - 120)

III. Hệ thốngchính trị Việt Nam thời kỳ 1975-

b) Tình hình Việt Nam

Sau chiến thắng năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng lên. Tuy nhiên, 30 năm chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. Ở miền Bắc sau 21 năm xây dựng CNXH, nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, tổ chức quản lý sản xuất phân tán, kém hiệu lực. Miền nam vừa thoát ra từ một xã hội thuộc địa kiểu mới, tuy có bước phát triển nhất định nhưng vẫn là sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất lệ thuộc vào nước ngoài cả về vốn, kỹ thuật, vật tư, hàng hóa. Tỷ lệ người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, thương tật chiến tranh, người thất nghiệp tăng cao. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăm. Các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, nhân dân cả nước đã nỗ lực phấn dấu, thi đua lao động sản xuất, đạt nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã điều động từ miền Bắc vào miền Nam một khối lượng vật chất lớn và hàng vạn cán bộ, công nhân để tăng cường cho các địa phương, các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…, góp phần tiếp quản vùng mới giải phóng và ổn định tình hình chính trị - xã hội.

Ngay sau khi giải phóng, hệ thống chính quyền cách mạng nhanh chóng được thành lập và kiểm soát tồn bộ lãnh thổ miền Nam. Chính quyền cách mạng hầu hết do cơ quan chính quyền cấp trên chỉ định hoặc tổ chức đảng, đoàn thể cùng cấp cử ra. Ở các thành phố, chính quyền cách mạng duy trì chế độ qn quản, khi tình hình tương đối ổn định, các uy ban nhân dân cách mạng được thành lập, thay thế ủy ban dân quản và ủy ban tự quản. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định và được nâng cao. Đồng thời với việc xây dựng chính quyền, các đoàn thể cách mạng cũng được thành lập và phát triển trong các vùng giải phóng. Ở những nơi đã có các đồn thể hoạt động bí mật đã ra hoạt động công khai.

Tuy nhiên, do đường lối kinh tế có nhiều sai lầm, tình hình thế giới và khu vực cũng tác động bất lợi, kinh tế - xã hội nước ta khủng hoảng trầm trọng, đời

120

sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta khởi xướng sự nghiệp đổi mới, đất nước dần dần thoát khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân được nâng cao, vị thế dân tộc được củng cố. Để đáp ứng yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, Đảng ta quyết định xây dựng Hiến pháp mới, nhằm củng cố, kiện tồn thể chế chính trị ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 119 - 120)