Vai trị của các tổ chức chính trị xã hội trong kiện tồn thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 130 - 132)

III. Hệ thốngchính trị Việt Nam thời kỳ 1975-

3. Vai trị của các tổ chức chính trị xã hội trong kiện tồn thể chế chính trị

a) Quá trình hợp nhất và kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội từ hai miền Nam – Bắc.

Sau khi thống nhất đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở hai miền đã lần lượt hợp nhất. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, cơng đồn miền Nam hợp nhất vào các đoàn thể của miền Bắc: Đồn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Cơng đồn Việt Nam…

Tổ chức Nông hội không tồn tại từ sau cải cách ruộng đất đã được khôi phục lại. Ngày 25 – 6- 1979, Ban Bí thư ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu Nông dân tập thể TW thành một cơ quan độc lập và thuộc hệ thống các đoàn thể. Ngày 27-9-1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78-CT/TW về việc tổ chức Hội Nông dân tập thể Việt Nam, mộ tổ chức chính trị - xã hội của hàng triệu nông dân trong cả nước. Tháng 3-1988, lần đầu tiên Đại hội Hội Nông dân tập thể Việt Nam được tổ chức. Tháng 10-1988, Đại hội Cơng đồn lấn thứ VI thông qua Điều lệ mới của Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tháng 11-1988, Đại hội lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi dấu ấn mới về đổi mới tổ chức và hoạt động trong việc đoàn kết, tập hợp quần chúng. Tháng 12 – 1989, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập, là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

b) Đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Nhìn chung, các tổ chức chính trị - xã hội trong thời kỳ này về cơ cấu tổ chức là ổn định, có bộ máy từ cấp TW xuống cơ sở khắp trong cả nước, hoạt động đồng đều và đi vào quy củ tạo ra một số phong trào lớn động viên quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các tổ chức này còn bộc lộ một số hạn chế, đó là tính hành chính, quan liêu, thụ động xuất phát từ thực tế của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.

Từ năm 1986, các tổ chức chính trị - xã hội đã phát triển với quy mô sâu rộng hơn cùng với quá trình đổi mới đất nước. Tổ chức bộ máy và hoạt động của

131

các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều thay đổi theo hướng khắc phục dần tính hành chusnh, quan liêu, thụ động tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Số lượng thành viên trong Mặt trận Tổ quốc lúc này là 46, có đủ 54 dân tộc và nhiều tơn giáo, cá nhân tiêu biểu. Mặt trận Tổ quốc và các thành viên đã được Nhà nước thể chế hóa về vị trí, vai trị, quyền hạn và trách nhiệm, tạo cơ sở pháp lý để thận lợi trong hoạt động. Bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội, nhiều hội quần chúng theo khuynh hướng nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị… cũng được thành lập.

Tổ chức Cơng đồn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Các tổ chức cơng đồn cơ sở ngày càng tăng với khoảng 5 triệu đồn ciên. Trong q trình mở rộng các nghành nghề sản xuất, kinh doanh không chỉ trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, mà cả ở các doanh nghiệp tư nhân, tiếng nói của Cơng đồn ngày càng được coi trong.

Hội Nông dân Việt Nam được xây dựng ở cả bốn cấp trên địa bàn các xã, kể cả phường, thị trấn có nơng dân với tổng số gần 7 triệu hội viên

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới, thu hút hơn 11 triệu hội viên. THông qua Hội, phụ nữ đã tham gia hăng hái vào đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước với nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động và chương trình hành động thiết thực.

Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trong giai đoạn này vẫn là một tổ chức chính trị - xã hội phát triển mạnh cả vể tổ chức và phương thức hoạt động. Đồn có hệ thống tổ chức ở cả bốn cấp, có hàng chục nghìn tổ chức đồn cơ sở với gần 5 triệu đồn viên, trỏe thành một lực lượng xung kích năng động, sáng tạo đóng góp nhiều thành tích vào sự nghiệp đồi mới đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đồn thể có những đóng góp thiết thực và có vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta chính là Hội Cựu chiến binh VIệt Nam. Hội đã có tổ chức rộng rãi khắp trong cả nước với khoảng 2 triệu hội viên ở hơn 10000 tổ chức cơ sở. Tuy mới ra đời nhưng Hội Cựu chiến binh đã trở thành một tổ chức chính trị - xã hội có nhiều uy tín trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước là chỗ dựa tin cậy của chính quyền nhân dân ở cơ sở, đi đầu trong việc

132

giáo dục phát huy truyền thống cách mạng, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự ở các địa bàn dân cư trong cả nước.

Thực hiện hai nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, các đồn thể nhân dân đã xây dựng những chương trình, phát động nhiều phong trào thi đua sơi nổi. Nhìn chung các đoàn thể quần chúng thời kỳ này đã khơi dậy được một số phong trào cách mạng, nhưng đã bộc lộ những nhược điểm lớn như: bệnh hành chính hóa, quan liêu hóa, thụ động. Nhận thức chung của xã hội về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cịn phiến diện, có phần coi thường, vì vậy các tổ chức này chưa phát huy được đầy đủ vai trị, sức mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 130 - 132)