Cấu trúc, đặc điểm hệ thốngchính trị giai đoạn 1946 –

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 73 - 86)

I. Hệ thốngchính trị Việt Nam thời kỳ 1945-

b) Cấu trúc, đặc điểm hệ thốngchính trị giai đoạn 1946 –

* Đảng lãnh đạo xây dựng, kiện toàn thể chế chính trị trong điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp

Tháng 12-1946, tại làng Vạn Phúc, Hà Đông, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến thống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Ban Thường vụ Trung ương Đảng xác định rõ cơ quan lãnh đạo kháng chiến là Đảng và Chính phủ. Về chính quyền, ở Trung ương có Chính phủ kháng chiến, Ban Thường vụ Quốc hội, ở địa phương có ủy ban kháng chiến các khu, tỉnh, huyện, xã gồm đại biểu quân, dân, chính hợp thành.

Tháng 1-1948, tại Hội nghị Trung ương mở rộng, Đảng ta nhấn mạnh phải củng cố chính quyền kháng chiến, nêu cao danh nghĩa và uy tín của Chính phủ và

74

Ban Thường trực Quốc hội. Bộ máy nhà nước ngày càng được kiện toàn. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: Chính quyền nhân dân phải tích cực thực hiện các chính sách cơ bản của Đảng và của dân tộc là: củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phổ biến sâu rộng quan niệm quan niệm chính quyền dân chủ mới, cải thiện sinh hoạt nhân dân về mọi mặt, vạch rõ mưu gian của giặc Pháp, Việt gian, của phản động quốc tế. Động viên mọi lực lượng, tinh thần, vật chất của tồn dân vào cơng cuộc kháng chiến kiến quốc, quyết tâm giành độc lập và dân chủ thực sự.

Để củng cố bộ máy chính quyền, Đảng chủ trương kiện tồn Chính phủ trung ương và bộ máy của các bộ, các ngành, thống nhất hệ thống kháng chiến hành chính tồn quốc. Củng cố hành chính cấp xã, quy định phương thức làm việc, lập ngân sách xã, bầu lại Hội đồng nhân dân xã. Đề cao vai trò Quốc hội và các Hội đồng nhân dân, tạo mọi điều kiện để Ban Thường vụ Quốc hội họp và làm việc. Các đại biểu Quốc hội ở địa phương tổ chức họp đều đặn và hoạt động tích cực. Hướng dẫn và giúp phương tiện cho Hội đồng nhân dân các cấp làm việc. Bầu lại Hội đồng nhân dân tỉnh ở những nơi có điều kiện. Xây dựng lại chính quyền trong vùng địch tạm chiếm, kiên quyết phá tề, phá chính quyền bù nhìn trong các đơ thị, thành lập lại chính quyền cách mạng vững chắc về mọi mặt.

Trong thời kì này, đã diễn ra Đại hội Đảng lần thứ II. Đại hội xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: tiêu diệt thực dân Pháp, đánh bại bọn can thiệp Mỹ; giành độc lập và thống nhất hồn tồn, bảo vệ hồ bình thế giới. Tại Đại hội này, Đảng ta đã đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, thơng qua Chính cương của Đảng.

Đại hội ra quyết định về cơ cấu, tổ chức của Đảng: cơ quan lãnh đạo cao nhất là Toàn quốc đại biểu đại hội. Trong thời gian giữa hai đại hội, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương. Trung ương cử ra Bộ chính trị và Ban Bí thư. Để chỉ đạo các địa phương xa, Trung ương có thể đặt ra các cục Trung ương. Khi cần Trung ương có thể họp hội nghị đại biểu tồn quốc. Các cấp xã, huyện, tỉnh, khu cũng có đại hội của cấp mình. Đại hội cử ra chỉ huy, huyện ủy, tỉnh ủy, khu ủy. Trung ương và các cấp có thể lập ra các ban tham mưu, giúp việc: Ban Tuyên truyền giáo dục, Ban Dân vận, Ban Kinh tế, Ban Quân sự… Chi bộ là đơn vị cơ sở, là gốc rễ của Đảng…

75

Nền tảng tổ chức của Đảng gồm 6 điều: Đảng là bộ phận tiên tiến của nhân dân lao động; mỗi đảng viên phải phụ trách một công tác của Đảng, phải phục tùng kỷ luật của Đảng; Đảng lãnh đạo tất cả các tổ chức khác nhau của nhân dân lao động; Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng; Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng có kỷ luật chặt chẽ. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Về tính chất của Đảng: Đảng là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc. Tính chất này xuất phát từ những đặc điểm: Đảng ra đời trên cơ sở kết hợp giữa phong trào cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa Mác- Lênin; Đảng có cương lĩnh rõ ràng là lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa; Đảng có kỷ luật nghiêm; đảng viên giương mẫu trong mọi công việc chung; Đảng luôn giáo dục đảng viên về lý luận cách mạng.

Như vậy, trong thời kì này, Đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng thể chế nhà nước từ Trung ương tới địa phương; củng cố các tổ chức đoàn thể nhân dân; xây dựng cơ chế, pháp luật, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền,

76

của các chức danh trong bộ máy tổ chức nhà nước, chú trọng lựa chọn và bố trí đúng người vào các cơ quan nhà nước.

b)Vai trò của nhà nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

* Thể chế lập pháp

Kể từ năm 1950, khi Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, Ban thường trực Quốc hội đã có quan hệ với Quốc hội các nước đó. Được sự đồng tình của Ban Thường trực Quốc Hội, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh, nghị định, thông tư về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng.

Tháng 12-1953, Ban Thường trực quyết định triệu tập kỳ họp Quốc Hội thứ ba tại Việt Bắc. Vượt qua mọi hiểm nguy, 166 đại biểu từ khắp ba miền đã về dự. Tại kỳ họp này, Quốc Hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất. Luật này được ban hành tạo cơ cở và sức mạnh pháp lý để thực hiện triệt để khẩu hiệu "người cày có ruộng". Sau khi họp, Quốc Hội được đánh giá là "Quốc hội cách mạng, Quốc hội kháng chiến, Quốc Hội cải cách ruộng đất". Thành công của kỳ họp Quốc Hội đã cổ vũ, động viên nhân dân tích cực tham gia kháng chiến và thực hiện các nghị quyết của Quốc Hội.

Ban thường trực Quốc Hội đã thảo luận và thống nhất với chính phủ và cử đồn đại biểu dự hội nghị Giơnervo, Chỉ đạo việc ký hiệp định về lập lại hịa bình ở Đơng Dương. Một tuần sau ngày ký kết hiệp định, Ban Thường trực Quốc hội đã tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận về Hiệp định đình chiến và nhất trí nhận định việc kí Hiệp định là một thắng lợi lớn của nhân dân ta.

* Thể chế hành pháp

Theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước. Dưới đó là Phó Chủ tịch nước và Nội các. Phó chủ tịch nước do Nghị viện bầu, nhiệm kỳ theo nghị quyết. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng, có thể có Phó thủ tướng, đều là đại biểu Nghị viện. Chủ tịch nước đề cử Thủ tướng, Thủ tướng đề cử các thành viên Chính phủ, Nghị viện biểu quyết. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, thường xuyên báo cáo cơng tác trước Nghị viện và có thể bị giải tán, nếu Nghị viện thơng qua bỏ phiếu bất tín nhiệm.

77

Chủ tịch nước do Nghị viện cử ra, nhiệm kỳ 5 năm, là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhân dân trong quan hệ đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước là Tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, thành viên Nội các, chủ tọa Hội đồng Chính phủ; có quyền u cầu Nghị viện thảo luận lại các đạo luật đã được biểu quyết; ban bố các đạo luật và ký các sắc lệnh của Chính phủ; quy định cách thức tổ chức các toà án, bổ nhiệm các thẩm phán; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với nước ngồi, tun bố hịa bình và chiến tranh...

Thủ tướng đứng đầu Nội các, nắm quyền hành pháp trong bộ máy nhà nước. Thẩm quyền của Chính phủ được hiến pháp quy định: thi hành các đạo luật và quyết nghị của nghị viện; đề nghị những dự án luật ra trước nghị viện, đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ; bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần; bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chun mơn; thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước, lập dự án ngân sách hằng năm.

Tại kỳ họp Nghị viện lần thứ hai, Hồ Chí Minh được ủy nhiệm đứng ra thành lập Chính phủ theo ngun tắc đồn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái. Bộ máy kháng chiến đã từng bước được ổn định và củng cố. Năm 1947, thành phần chính phủ có sự thay đổi. Một số nhân sĩ, trí thức như Phan Anh, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Phan Kế Toại.... được Hồ Chí Minh mời tham gia Chính phủ, nhằm thực hiện tính quốc dân rộng rãi hơn.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được tăng cường và mở rộng hơn về phương diện quân sự, quốc phòng cũng như về hành chính và tư pháp. Sau khi được Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội nhất trí, ngày 20-1-1948, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 110/SL thụ cấp Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Hội đồng Quốc phòng tối cao

được thành lập nhằm giúp Chính phủ nghiên cứu và vạch ra các kế hoạch kháng chiến, thay mặt chính phủ giải quyết những vấn đề khẩn cấp. Đến đầu năm 1950, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Quốc phòng lại được tập trung vào chính phủ để đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời với yêu cầu kháng chiến.

Thời kỳ này, nhiều cơ quan mới được thành lập như: Ngân hàng Quốc gia, Ban Thanh tra, Ban Kinh tế, Ban Văn hố - Xã hội của Chính phủ.... Số lượng

78

các bộ tăng lên 17, tổ chức và hoạt động của các bộ cũng được quy định rõ ràng hơn. Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố. Để chỉnh đốn, kiện toàn bộ máy, tháng 2/1950, Chính Phủ tổ chức Hội nghị kháng chiến hành chính, thành phần có đủ đại biểu Bắc, Trung, Nam. Bản Quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được áp dụng theo sắc lệnh số 76/SL. Đây là bước tiến lớn về tổ chức hành chính ở Việt Nam.

Hệ thống các cơ quan chuyên trách, lực lượng vũ trang ra đời và ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Về tổ chức quân đội, ở Trung ương có Bộ Quốc Phịng, Ở địa phương có tỉnh đội, đội và xã đội. Quân giải phóng phát triển mạnh về chất lượng, số lượng và đổi tên thành Vệ Quốc đoàn. Lực lượng dân quân tự vệ được thành lập và tăng cường trên cả nước. Lực lượng công an nhân dân tiếp tục được củng cố và kiện toàn.

* Thể chế tư pháp

Ngày 24-01-1946, Chủ Tịch Chính phủ ban hành sắc lệnh số 13 quy định việc tổ chức tịa án trên cả nước. Theo đó, hệ thống tịa án bao gồm: ở các quận, huyện, phủ, châu có Tịa án sơ cấp, ở các tỉnh và thành phố lớn có Tịa án Đệ nhị cấp xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự, ở mỗi kỳ có Tịa án thượng thẩm xét các vụ kháng cáo. Tòa án hoạt động độc lập đối với cơ quan hành chính, chỉ có tịa án mới thực hiện chức năng xét xử.

Khi Hiến pháp ban hành, hệ thống tổ chức của Cơ quan Tư pháp về cơ bản khơng thay đổi, gồm Tịa án Tối cao, các Tòa án Phúc thẩm, các Tòa án Đệ nhị cấp và các Tòa án Sơ cấp. Các thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm làm việc suốt đời khơng theo nhiệm kỳ, chỉ tuân theo pháp luật. Trong tịa án có hai loại thẩm phán: thẩm phán công tố, thẩm phán xét xử. Người đứng đầu các thẩm phán cơng tố là chưởng lý, khơng có Viện cơng tố riêng. Hiến pháp quy định: khi xử việc hình phải có sự tham gia của các phụ thẩm nhân dân và cơng dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tịa án, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc luật sư.

Các tổ chức tòa án hoạt động theo nguyên tắc: độc lập khi xét xử, phụ thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, có luật sư biện hộ hai cấp xét xử. Nét đặc trưng của Cơ quan Tư pháp thời kỳ này là có tịa án sơ cấp ở cơ sở nhằm

79

giải quyết triệt để mọi tranh chấp trong nội bộ nhân dân một cách nhanh chóng đơn giản thủ tục chủ yếu hòa giải giữa các bên.

Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp có nhiều thay đổi so với quy định của Hiến pháp năm 1946. Sắc định số 163 ngày 23-8-1946 quy định thành lập Tòa án binh để xét xử quân nhân phạm pháp. Tịa án binh gồm có một Chánh án và hai Hội thẩm ngồi xử, một uỷ viên Chính phủ đứng buộc tội, một Lục sự ngồi ghi chép các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má. Chánh án là một quân nhân thuộc cấp chỉ huy hoặc một nhân viên cao cấp Bộ quốc phịng có thể do Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Nghị định số 5 ngày mùng 1-1-1947 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tạm thời đình chỉ hoạt động xét xử của Tòa án Thượng thẩm. Nghị định số 13 ngày 29-1- 1947 của Bộ trưởng Nội vụ giao cho Ủy ban kháng chiến khu Quyền thành lập Tòa án Quân sự khu để xét xử các tội phản cách mạng. Chính phủ ban hành sắc lệnh số 45 thành lập Tịa án binh tối cao thành phần gồm có: một chánh án và hai hội thẩm ngồi xét xử, một ủy viên chính phủ đứng buộc tội, một lục sự chấp các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má. Chánh án là một quân nhân hoặc một nhân viên cao cấp Bộ quốc phòng. Hội thẩm thứ nhất là một thẩm phán đệ nhị cấp doNghị định của Bộ trưởng tư pháp bổ nhiệm sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Quốc phòng.Hội thẩm thứ hai là một quân nhân ngang cấp hoặc thuộc cấp trên đối với bị can. Sau đó Chính phủ giao Bộ Quốc phịng thành lập các tòa án binh ở các khu.

Tòa án binh được tổ chức theo mơ hình vừa làm cơng tác điều tra vừa làm công tác truy tố, vừa làm công tác xét xử và cuối cùng là đảm nhiệm cả công tác quản lý, giáo dục phạm nhân và tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Trong hệ thống tòa án, đã thành lập các cơ quan công tố để thực hiện việc buộc tội và giám sát công tác điều tra của tư pháp cảnh sát và hoạt động xét xử của tòa án. Ở các chiến khu có một giám đốc về tư pháp, bên cạnh các tòa án thường và tòa án 1uân sự trước đây. Chính phủ lập thêm nhiều tịa án binh mặt trận để xử những người phạm tội phản quốc, gián điệp và cướp của dân. Trong các tòa án thường - tòa án nhân dân vai trò của các phụ thẩm được mở rộng.

Ngày 22-5-1950 chính phủ ban hành sắc lệnh số 85-SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng cũng được thay đổi. Cụ thể: Tòa án sơ cấp đổi tên là Tòa

80

án Nhân dân huyện, Tòa án đệ nhị cấp đổi tên là Tòa án nhân dân tỉnh; Hội đồng Phúc án đổi tên là Tòa án Phúc thẩm, Phụ thẩm nhân dân đổi tên là Hội thẩm nhân dân.

Do nhu cầu của công tác xét xử và công tác cán bộ nên Chính phủ ban hành sắc lệnh về tổ chức Tòa án Quân sự liên khu và về tổ chức Tịa án Nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng. Tịa án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng có thẩm quyền như Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và Tòa án Quân sự, các bản án của tịa án này có hiệu lực ngay khi tun và được thi hành ngay.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)