Đảng lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thiết lập thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa trên cả nước

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 97 - 99)

Trong hoàn cảnh tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Đảng ta khẳng định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, cách mạng xã hội chủ nghĩa có tác dụng quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển toàn bộ của cách mạng nước ta và sự nghiệp thống nhất đất nước.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội là bảo đảm việc quán triệt, thực hiện và giữ vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc củng cố xây dựng Đảng phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, bảo đảm thực hiện đầy đủ Nghị quyết của Trung ương. Kiện toàn các chi bộ, các tổ chức cơ sở đảng là công tác rất quan trọng, nhất là ở các nhà máy, hầm mỏ, các hợp tác xã nông nghiệp và thủ công nghiệp, công trường, lâm trường.

Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế quốc dân phải trên sơ cở thấu suốt và vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, sử dụng chức năng và quyền lực của mình để tiến hành ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hóa, cách mạng khoa học kĩ thuật), tính tốn và huy động có hiệu quả các năng lực kinh tế, bảo đảm tăng tích lũy, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đồng thời thực hiện phân phối xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa thích hợp với điều kiện nước ta.

Tổ chức quản lí nhà nước, quản lí kinh tế phải chấn chỉnh theo hướng từng bước thực hiện tập trung và chun mơn hóa. Xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân, kể cả trách nhiệm vật chất. Bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Hội đồng Chính phủ, đồng thời bảo đảm nâng cao trách nhiệm, mở rộng quyền hạn của từng bộ quản lý mỗi ngành; phát huy chức năng và hiệu lực của các cơ

98

quan tổng hợp. Chuyển từ cách quản lý theo lối hành chính và cung cấp sang cách quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Đảng chủ trương cải tiến và tiếp tục phân cấp quản lý kinh tế giữa Trung ương và địa phương bảo đảm quyền quản lí tập trung, thống nhất của trung ương, chức năng quản lí tồn ngành của bộ và tổng cục, đồng thời bảo đảm mở rộng quyền của địa phương trong công tác quản lý và đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. Đi đôi với việc chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế ở Trung ương, phải đặc biệt coi trọng củng cố cơ sở, tăng cường cơng tác quản lí ở xí nghiệp, cơng trường, lâm trường, hợp tác xã. Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện, giám đốc xí nghiệp và chủ nhiệm hợp tác xã; đưa thêm cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, chuyên môn xuống công tác cơ sở.

Trong thời kì này, Đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng thể chế nhà nước từ Trung ương đến địa phương; củng cố các đoàn thể nhân dân; xây dựng cơ chế, pháp luật, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp, của các chức danh trong bộ máy nhà nước, chú trọng lựa chọn và bố trí đúng người, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, những căn bệnh trong bộ máy nhà nước để chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời. Dựa trên nền tảng dân chủ, quyền làm chủ của đất nước và xã hội của nhân dân mà xây dựng, củng cố quyền lực nhà nước; hướng toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước vào thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Những nội dung cơ bản của việc xây dựng thể chế chính trị dân chủ nhân dân đã được Đảng ta chỉ đạo thống nhất thực hiện trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nhà nước dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiêm vụ lịch sử của chun chính vơ sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã làm tốt nhiệm vụ khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại. Quyền lực nhà nước không ngừng được củng cố vững mạnh, bộ máy hành chính từ Trung ương đến các cấp địa phương được kiện tồn. Tại vùng giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được củng cố, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh thống nhất đất nước. Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với hệ thống chính trị, phá huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân.

99

Đặc trưng lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thời kì này là sự thống nhất, gắn bó giữa Đảng với Nhà nước và các đồn thể quần chúng, là tính tiên phong gương mẫu của đảng viên. Đảng khơng chỉ lãnh đaọ bằng đường lối, chính sách, lãnh đạo tổ chức thực hiện, mà còn đi tiên phong trong thực hiện đường lối đó. Đảng trong thời chiến gắn với Nhà nước, hóa thân vào Nhà nước. Tồn bộ hoạt động của Nhà nước phải tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện là yêu cầu khách quan, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng thời kì này. Trong nhiều trường hợp, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trở thành những quyết định của chính quyền, có giá trị như những nguyên tắc pháp luật trong toàn xã hội. Sự nhất thể hóa chính trị trong thồi chiến đã tạo ra sức mạnh tập trung chính trị, đưa tới thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta.

b) Vai trị của nhà nước trong xây dựng và kiện tồn thể chế chính trị * Thời kỳ 1954 - 1959

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)