Phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc và các chính quyền độc lập tự chủ của người Âu Lạc

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 27 - 31)

II. Thời kỳ Bắc thuộc

3. Phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc và các chính quyền độc lập tự chủ của người Âu Lạc

của người Âu Lạc

Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Âu Lạc kéo dài hơn một nghìn năm nhằm giành lại nền độc lập tự chủ với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), Khởi nghĩa Bà Triệu (248), Khởi nghĩa Lý Bí (542 -543), Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 – 779). Một số cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi và có sự thiết lập chính quyền tự chủ của người Âu Lạc tuy khơng dài. Vì vậy vẫn cần thiết có sự xem xét lại những chính quyền độc lập tự chủ của người Âu Lạc trong thời kỳ Bắc thuộc.

a) Chính quyền Hai Bà Trưng (40 - 43)

Theo sử cũ, cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thắng lợi, được sự ủng hộ của các Lạc tướng và nhân dân Âu Lạc, Trưng Trắc đã lên làm vua, lập ra một triều đình tự chủ “Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Việt chống lại sự cai trị của chính quyền Trung Quốc trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc và giành được tự chủ trong 3 năm, là tấm gương thức tỉnh tinh thần độc lập dân tộc. Hai Bà Trưng đã cai quản được hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Sau khi lên làm vua, Trưng Trắc đã cử các Lạc

28

tướng cai quản các bộ và miễn thuế trong hai năm cho nhân dân. Do chỉ tồn tại trong ba năm vì vậy ít có những ghi chép về bộ máy tổ chức chính quyền thời kỳ này, tuy nhiên sự tồn tại của chính quyền Hai Bà Trưng đã chứng minh được khát khao chủ quyền và khả năng giành lại nền độc lập của dân tộc.

b) Nhà nước Vạn Xuân (544- 602)

Sau khi chính quyền của Hai Bà Trưng bị sụp đổ trước sự đàn áp của phong kiến Trung Quốc, Âu Lạc lại tiếp tục bị đô hộ. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra mặc dù thất bại như khởi nghĩa Bà Triệu (248).

Đến năm 542, Lý Bí, một hào trưởng địa phương được sự ủng hộ của nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách đô hộ của nhà Lương. Năm 544, Lý Bí chính thức lên ngơi vua, tự xưng là Lý Nam đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xn, đóng đơ tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay) tiến hành xây dựng một bộ máy chính quyền mới. Tổ chức chính quyền cịn khá đơn giản, triều đình có Vua đứng đầu và hai ban văn võ. Lý Nam Đế cho xây Đài Vạn Thọ để làm nơi hội họp văn võ bá quan, đặt niên hiệu là Thiên Đức, cho đúc tiền đồng tiêu dùng trong nước.

Việc Lý Bí lên ngơi Hồng đế và xây dựng một triều đình mới có một bộ máy dù cịn sơ khai nhưng cũng nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, ý chí độc lập dân tộc, phủ định lại chính quyền đơ hộ của phong kiến phương Bắc. Lý Bí mất năm 548, lực lượng dưới quyền ông bị mất đoàn kết và phân chia quyền lực. Xuất hiện sự mâu thuẫn giữa Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử nên năm 602, nhà Tùy đã tiến hành chiến tranh xâm lược và đơ hộ trở lại xóa bỏ nhà nước Vạn Xuân.

c) Chính quyền họ Khúc và cải cách của Khúc Hạo (905 – 930)

Vào thế kỷ X, tình hình chính trị của Trung quốc trở nên rối ren. Nhà Đường khủng hoảng dẫn đến tình trạng chiến tranh trong nước và chia cắt đất nước, tồn tại tình trạng “ngũ đại thập quốc”.

Nhân thời cơ thuận lợi, được sự ủng hộ của nhân dân, năm 905, Hào trưởng đất Hồng Châu (nay thuộc Ninh Giang – Hải Dương) là Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy chiếm Tống Bình (Hà Nội ngày nay) tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ với tước Đồng Binh Chương sự, công nhận Khúc Thừa Dụ có quyền cả về chính trị, qn sự và kinh tế. Tuy vẫn nhận là một chức quan nhà

29

Đường nhưng trong thực tế, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một chính quyền tự chủ, đặt cơ sở cho nền độc lập bền lâu của dân tộc.

Năm 905 chính là năm đánh dấu một mốc thắng lợi của dân tộc Việt sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đã tự chủ nắm được quyền lực chính trị. Trước kia, chính quyền đơ hộ khơng bao giờ phong chức Tiết độ sứ cho người bản địa mà chức đứng đầu nắm quyền hành mọi mặt này chỉ thuộc về người Trung Quốc. Thực tế, từ năm 905, với chức Tiết Độ sứ tự giành lấy và được chính quyền đơ hộ thừa nhận, Khúc Thừa Dụ đã mở đầu cho việc xây dựng một chính quyền tự chủ.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên thay và chính quyền đơ hộ buộc phải phong ông là: An Nam đô hộ Tiết Độ sứ. Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp và tinh thần tự chủ của cha là Khúc Thừa Dụ. Ông đã dựa vào sự ủng hộ của nhân dân quyết tâm thực hiện một số cải cách nhằm xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, thoát dần ảnh hưởng và sự khống chế của chính quyền thống trị phong kiến phương Bắc.

Theo sử cũ, để củng cố chính quyền tự chủ, Khúc Hạo đã bãi bỏ bộ máy hành chính của chính quyền đơ hộ thời nhà Đường: An Nam đô hộ phủ- Châu - huyện- hương - xã để tổ chức một bộ máy hành chính mới. Đó là: Chính quyền trung ương - Lộ- phủ - châu - giáp. Cấp giáp đứng đầu là quản giáp phụ trách chung và phó trị giáp trơng nom việc thu thuế. Tổng cộng cả nước có 314 giáp. Tại cấp xã đứng đầu là chánh lệnh trưởng và lệnh trưởng2. Khúc Hạo đã tiến hành thay đổi thành phần quan lại trong chính quyền mới, thay dần người Việt vào chính quyền tự chủ và qui định cụ thể chức danh của người quản lý cấp cơ sở là cấp giáp và cấp xã. Đường lối chính trị của cuộc cải cách theo định hướng chung là: “Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được yên vui” 3. Các chức quan đứng đầu lộ, phủ, châu không được sử cũ nhắc tới, theo lệ cũ là do các hào trưởng địa phương đứng đầu.

Khúc Hạo cũng cho kê khai sổ hộ khẩu, lấy căn cứ để chia ruộng theo chính sách “Bình qn thuế ruộng, thao bỏ lực dịch”4 và giao cho giáp trưởng

2 Xem Trương Hữu Quýnh ( 2.000), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục tr. 1033Xem Khâm định Việt sửthông giám cương mục (1998), tập 1, Nxb Giáo dục, tr.210. 3Xem Khâm định Việt sửthông giám cương mục (1998), tập 1, Nxb Giáo dục, tr.210. 4Xem Khâm định Việt sửthông giám cương mục (1998), tập 1, Nxb Giáo dục, tr.218.

30

trông coi nhằm giúp nhà nước xây dựng, củng cố nhà nước độc lập tự chủ và khẳng định tính tập quyền của nhà nước. Thơng qua đó, nhà nước với tay xuống tới làng xã. Việc quản lý làng xã trên cơ sở này giúp nhà nước có thể thực hiện chính sách xây dựng quân đội.

Những cải cách của Khúc Hạo đã tạo điều kiện cho chính quyền trung ương có khả năng kiểm sốt được một cách trực tiếp các địa phương trong nước, góp phần quan trọng củng cố sự thống nhất lãnh thổ, có tác dụng và ý nghĩa lớn lao trong cơng cuộc xây dựng một chính quyền tự chủ, một quốc gia độc lập, thống nhất, tách khỏi phạm vi thế lực của chính quyền phong kiến Trung Quốc, biểu thị rõ rệt tinh thần tự chủ, tự cường, tự lập và quyết tâm của dân tộc Việt lúc đó.

Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay. Năm 930, nhà Nam Hán đem quân xâm lược Việt Nam và tiêu diệt chính quyền tự chủ họ Khúc.

d)Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937)

Năm 931, Dương Đình Nghệ là một hào trưởng địa phương ở Dương Xá (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã tập hợp lực lượng tiến hành cuộc khởi nghĩa, kéo quân ra Bắc, công phá thành Đại La – Dinh lũy chủ chốt của quân Nam Hán (Hà Nội ngày nay), lập lại nền tự chủ, tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc. Chính quyền Dương Đình Nghệ kéo dài 6 năm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn một viên tướng dưới quyền giết chết nhằm chiếm lấy chức Tiết Độ Sứ. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ đã tập hợp lại lực lượng để trừng trị Kiều Công Tiễn. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu quân Nam Hán. Quân Nam Hán đã nhân dịp này đem quân vào Việt Nam theo đường sông Bạch Đằng. Trước âm mưu bán nước của Kiều Công Tiễn và được sự ủng hộ của nhân dân, Ngô Quyền một mặt đã tiêu diệt Kiều Công Tiễn, mặt khác đã gấp rút chuẩn bị tiêu diệt quân Nam Hán khi biết chúng tiến vào theo đường sông Bạch Đằng.

Năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang, buộc quân Nam Hán từ bỏ âm mưu xâm lược. Chiến thắng Bạch Đằng là mốc chính thức chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, đưa dân tộc Việt vào thời kỳ độc lập tự chủ.

31

Nhìn lại thời kỳ Bắc thuộc hơn một nghìn năm, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã thiết lập một thể chế chính trị phù hợp với ý đồ đồng hóa và cai trị vì thu lợi. Đương nhiên thể chế chính trị cai trị của phong kiến phương Bắc sẽ đối lập với lợi ích của người Việt và dẫn đến sự mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị là người Hán và toàn thể dân tộc Việt bị cai trị trở thành một đặc điểm xuyên suốt thời kỳ Bắc thuộc. Một đặc điểm là dù chính quyền đơ hộ cố gắng nhưng không thể xâm lấn và can thiệp vào cộng đồng làng xã của người Việt vì đây chính là thành trì bảo vệ bản sắc văn hóa của người Việt. Người Việt mất nước nhưng không mất làng và cũng chính từ cộng đồng làng xã mà người Việt đã giữ được truyền thống bất khuất, kiên cường để đoàn kết giành quyền độc lập.

Mặt khác, hơn nghìn năm Bắc thuộc cũng đã ảnh hưởng đến dân tộc Việt trước hết là thể chế chính trị. Sau khi giành được độc lập, những vị vua của dân tộc Việt đã chấp nhận áp dụng đúng mơ hình nhà nước phong kiến phương Bắc ở Việt Nam. Trong q trình bị cai trị, những giá trị văn hóa Trung Quốc đã du nhập và tiếp biến. Phật giáo và Nho giáo đều được du nhập vào Việt Nam một cách hồ bình và có một số biến đổi để phù hợp với tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”. Cũng do đặc trưng của thể chế chính trị thời Bắc thuộc là tính nơ dịch và đồng hóa nên tinh thần được đưa lên hàng đầu trong hệ tư tưởng Việt Nam chính là tinh thần dân tộc. Tổ quốc được đưa lên hàng đầu của hệ giá trị trong quan điểm của toàn thể dân tộc Việt.

Phong trào đấu tranh giành độc lập và xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt được thiết lập và tổ chức dù chỉ trong một thời gian nhất định đã đặt nền móng, là cơ sở để dân tộc Việt bước vào thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 27 - 31)