Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 46 - 50)

III. Thời kỳ Phong kiến độc lập

10 Phan Huy Chú (1992) Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr

47

Bộ Hộ: Lo việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tơ thuế, kho tàng, lương thực của quan quân.

Bộ Lễ: coi việc lễ nghi, tế tự, thết tiệc các quan và tân khách, thi cử, học hành, đúc các ấn tín, trơng coi các sở tự thiên giám, thái y viện, tang đạo.

Bộ Binh: coi giữ về binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp.

Bộ Hình: trơng coi về luật lệnh, hình pháp, xét các việc tù đày, kiện cáo.

Bộ Công: trông coi việc sửa chữa xây dựng cầu cống, đường sá thành trì cung điện và quản đốc thợ thuyền.

Về cấu trúc: các bộ có thượng thư đứng đầu và 2 tả hữu thị lang tạo thành ban lãnh đạo, các bộ đều có cơ quan phụ trách chuyên môn do một lang trung đứng đầu, các viên chức giúp việc tùy cơng việc khoảng 100 người. Về vị trí các Bộ, Bộ Lại đứng đầu chiếm vai trị quan trọng trong các bộ làm cơng tác tổ chức, thăng giáng các quan lại.

Giúp việc cho 6 bộ là 6 tự gồm: Đại lý tự : xét lại những án đã xử rồi, gửi kết quả lên Bộ Hình để tâu vua quyết định. Thái Thường tự : phụ trách việc thi hành những thể thức lễ nghi, điều khiển ban âm nhạc, trông coi đền chùa, thờ trời đất. Quang lộc tự : coi việc cung cấp kiểm soát rượu, đồ ăn trong các buổi tế tự, triều hội. Thái Bộc tự : coi việc ngựa xe, mục súc của vua và trong toàn quốc. Hồng lô tự : tổ chức buổi xướng danh tiến sĩ, sắp xếp thể thức lễ nghi tiếp đón tân khách. Thường bảo tự : giữ việc đóng ấn vào quyển thi của các thi sinh thi Hội.

Ngồi 6 bộ và 6 tự, cịn có các cơ quan chun mơn khơng lệ thuộc trực tiếp vào 6 bộ. Ví dụ: Thơng chính ty: giữ việc chuyển đạt cơng văn dụ chỉ của triều đình. Quốc Tử giám: trơng coi Văn Miếu, rèn tập sĩ tử, gây dựng nhân tài. Hàn Lâm viện: soạn thảo sắc chỉ, chiếu thư. Đông Các: sửa văn kiện. Quốc sử viện : biên soạn sử sách.Thái y viện: lo về sức khỏe. Ngồi ra, cịn các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp như : Sở đồn điền, Sở tằm tang, Sở điền mục. Khuyến nông ty, Hà đê ty….

Hệ thống cơ quan kiểm sốt được Lê Thánh Tơng rất coi trọng. Lê Thánh Tông đã lập ra 6 khoa để giám sát 6 bộ theo khía cạnh chuyên môn như : Lại Khoa giám sát Bộ Lại, Lễ Khoa giám sát Bộ Lễ, Binh Khoa giám sát Bộ Binh. Các Khoa sẽ giám sát công việc của các Bộ và báo cáo trực tiếp việc thực hiện

48

chức năng của các Bộ lên Nhà vua. Ngự sử đài có chức năng kiểm sốt tất cả các cơ quan theo phương diện tổng quát: chuyên đàn hạc các quan, bàn bạc chính sự đương thời, xét duyệt các án. Ngồi Ngự sử đài ở trung ương, tại các địa phương, Lê Thánh Tông cử 13 giám sát ngự sử đài ở 13 đạo thừa tuyên để kiểm tra quan lại. Nhiệm vụ của các cơ quan kiểm soát đều được xác định rõ chức năng và hoàn thiện và báo cáo trực tiếp đến nhà vua để nâng cao trách nhiệm và hạn chế tệ thao túng quyền lực của các cơ quan chuyên môn.

Về Hệ thống cơ quan quân sự, Lê Thánh Tông đặt 5 phủ quân (Trung, Đơng, Tây, Nam, Bắc) có đơ đốc phủ đứng đầu, tiếp theo là các chức thiếu úy, đô đốc, đô kiểm điểm, dưới là các vệ quân bao gồm thân binh và quân thường trực. Chức tổng chỉ huy quân đội bị bãi bỏ, vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội khi có chiến tranh.

Tại địa phương, Lê Thánh Tơng xóa bỏ sự phân chia theo đạo, trấn, lộ, phủ và chia lại đất nước thành 13 Đạo Thừa tuyên, hợp 2 huyện ở kinh đô thành Phủ Trung Đô. Thăng Long được qui định lại thành 36 phố phường. Đứng đầu Đạo Thừa tun là Tam ty gồm có: Đơ tổng binh sứ ty, gọi tắt là Đô ty, phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ty, gọi tắt là Thừa ty, phụ trách dân sự, Hiến sát sứ ty, gọi tắt là Hiến ty, phụ trách việc thanh tra quan lại và đi kinh lý thăm hỏi nhân dân. Các ty chịu trách nhiệm trực tiếp trước triều đình theo hệ thống dọc (chịu trách nhiệm trước 13 ngự sử đài).

Dưới Đạo Thừa tuyên là Phủ (đứng đầu là tri phủ), huyện, châu (đứng đầu là tri huyện, tri châu), xã (đại xã có 500 hộ, trung xã có 300 hộ, tiểu xã có 100 hộ) và qui định số lượng người quản lý cấp xã : đại xã có 5 người, trung xã có 3 người, tiểu xã có 2 người. Cấp xã do nhà nước quản lý, hệ thống chính quyền đã được xây dựng thống nhất theo 5 cấp từ trung ương đến địa phương. Triều đình đã vươn tay xuống làng xã và làng xã đã buộc phải lệ thuộc vào nhà nước phong kiến theo những qui định thống nhất trong cả nước. Đây là biểu hiện của tính tập quyền cao của thể chế chính trị mà Lê Thánh Tơng cố gắng xây dựng. Như vậy một bộ máy gọn gàng chặt chẽ, nhất quán, đảm bảo được sự chỉ đạo và quyền lực tập trung của trung ương đã được thiết lập.

Triều đình qui định tiêu chuẩn của những người quản lý xã là về học vấn phải đỗ nhị trường, đạo đức phải tốt dựa theo tiêu chuẩn Nho giáo (24 huấn

49

điều ban về làng xã), về tuổi tác phải từ 30 tuổi trở lên và ra chỉ dụ cấm người trong gia đình dịng họ cùng được làm xã trưởng để tránh tư tưởng cục bộ dòng họ.

Bên cạnh tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương chặt chẽ, Lê Thánh Tơng cịn cho ban hành một bộ luật tổng hợp được gọi là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật gồm 722 điều vào năm 1483. Bộ luật bảo vệ quyền thống trị của nhà nước trung ương tập quyền, củng cố trật tự xã hội và đạo đức phong kiến, phản ánh tình trạng kinh tế- xã hội thời Lê Sơ. Bộ luật hoàn thiện các nội dung của các loại luật cần thiết như luật Hành chính, luật Hơn nhân, Hình sự, Thừa kế..., tạo cơ sở cho sự vững mạnh của bộ máy chính quyền phong kiến thời Lê Sơ. Luật Hồng Đức cũng thể hiện tính dân tộc như bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.

Có thể nói, thời Lê Sơ đã tổ chức được một thể chế chính trị tập quyền quan liêu, tập trung quyền lực vào tay vua và đề cao vai trị của luật pháp. Mơ hình này dùng các bộ và các cơ quan chức năng quản lý cơng việc hành chính của đất nước nhưng có sự kiểm sốt chặt chẽ của cơ quan giám sát; đội ngũ quan lại được tuyển dụng từ các kỳ thi Nho giáo và được hưởng lương bổng để làm việc một cách chuyên nghiệp. Thời Lê Sơ quản lý ruộng đất thống nhất từ trung ương đến làng xã nhằm đảm bảo quyền lực kinh tế của vua - là địa chủ lớn nhất quốc gia.

* Thời Lê Trung Hưng (1527 -1786)

Thời Lê Trung Hưng tồn tại một thể chế chính trị khá đặc biệt. Do bước vào thời kỳ khủng hoảng, tranh giành quyền lực, nhà Lê suy yếu tuy vẫn tồn tại ở vị thế “chính danh” nhưng quyền lực đành chuyển sang tay dịng họ khác11. Đó là hình thức chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài tồn tại suốt 200 năm khi quốc gia bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngồi.

•11 Hồn cảnh Lê Chiêu Tơng lên ngơi (1516 – 1522). Năm 1516 Trịnh Duy Sản đã giết chết vua Tương Dực, lập con người anh của Tương Dực là Lê Y lên làm vua, tức Lê Chiêu Tông. Lúc này quyền thần họ Trần, Trịnh, Mạc lộng hành, nổi loạn khắp nơi.

•Lê Cung Hồng (1552 – 1527) – đời vua cuối cùng thời Lê Sơ: năm 1522 trước loạn quyền thần Mạc Đăng Dung, vua Chiêu Tông phải trốn đi. Dung liền lập em của Chiêu Tơng là Lê Xn lên ngơi, tức Lê Cung Hồng. Vua Cung Hồng chỉ là vị vua bù nhìn được Mạc Đăng Dung dựng lên để được chính danh. Năm 1526 Mạc Đăng Dung giết được Chiêu Tông, nửa năm sau họ Mạc ép Cung Hồng nhường ngơi và bất tử chết. Từ đây nhà Lê chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, khơng cịn thực quyền. Đất nước bị chia cắt thành Nam-Bắc triều.

50

Ở Đàng Ngoài12, lúc này về mặt danh nghĩa thì “chính thống” là chính quyền Vua Lê với tên gọi “triều đình”. Tuy vậy, trên thực tế mọi quyền lực lại nằm trong tay Phủ chúa mà bộ phận giúp việc là “Phủ Liêu” nắm trong tay sức mạnh quân sự. Một quan hệ giữa Đế và Vương xuất hiện với việc nhà Lê từ thời Trung Hưng về sau, chúa Trịnh chuyên giữ chính sự, quyền cai trị quốc gia, nhà vua chỉ cịn mang hư danh ở trên mà thơi.

Trên danh nghĩa và pháp lý, vua Lê được coi là vị vua độc tơn, có niên hiệu, cịn chúa Trịnh vẫn là bề tôi nhưng một bề tôi đặc biệt vượt lên trên tất cả các bề tôi khác, thay nhà vua trông coi trăm quan và bách tính, được mang tước “vương”- tước này trước kia chỉ con, cháu của vua mới được phong. Vua và chúa đều có nghi vệ nhưng hình thức khác nhau như y phục vua màu vàng thì y phục của chúa màu tía, vật tượng trưng cho quyền của vua là bảo ấn và bảo kiếm thì của chúa là chén ngọc và búa vàng (do vua ban).

Trong lĩnh vực lập pháp: khơng chỉ có vua mà chúa cũng có quyền lập pháp. Tuy nhiên Vua chỉ ban hành những văn bản có tính nguyên tắc chung chung, dưới hình thức dụ hay sắc dụ, chiếu, chỉ. Còn Chúa được ban hành những văn bản lệnh hoặc lệnh dụ hoặc chỉ hoặc truyền chỉ vào những cơng việc hành chính cụ thể.

12Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, thành lập nhà Mạc (Bắc triều). Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê làNguyễn Kim không phục nhà Mạc nên đã bỏ vào Thanh Hố, đón Lê

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)