Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 139 - 141)

I. Hệ thốngchính trị Việt Nam từ năm 1992 đến nay

b) Tình hình trong nước

Vào đầu thập kỷ 1990, nhờ những thành tựu được những năm đầu đổi mới, đất nước dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và phát triển mạnh mẽ, chính

140

tri ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, hệ thống chính trị từng buớc được hoàn thiện, quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực vả thế giới được đẩy mạnh, vị thế quốc gia được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nướcc kém phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng chưa vững chắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Xã hội vẫn còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà nước vể kinh tế - xã hội còn yếu kém, cải cách hành chính chậm; tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế; các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta...

2. Cấu trúc và đặc điểm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị Việt Nam được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau như: Đảng chính trị, Nhà nước, Các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp). Các thành tố trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị nói chung và hệ thống chính trị nói riêng là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể (hệ thống) các thiết chế mang tính hiến định (Đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội…) và khơng hiến định (phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ bầu cử, thể chế tôn giáo…); cùng với những quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đó nhằm tham gia vào các quá trình hình thành các quyết sách nhà nước, thực thi quyền lực chính trị bảo đảm quyền thống trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.

Mỗi tổ chức trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam đều có những chức năng riêng. Quyền làm chủ của nhân dân lao động được thực hiện thơng qua hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa về bản chất là thống nhất.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhà nước là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

141

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)