Điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị thời Lý –Trần – Hồ

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 36 - 40)

III. Thời kỳ Phong kiến độc lập

2. Điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị thời Lý –Trần – Hồ

Sau khi Lê Hoàn chết, được sự ủng hộ của triều thần, Lý Công Uẩn vốn là Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, được tôn lên làm vua (Lý Thái Tổ).

Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên và năm 1010 đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La đổi tên là Thăng Long. Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long không những thể hiện sự trưởng thành của dân tộc về mọi mặt mà cịn thể hiện tầm nhìn xa của Lý Công Uẩn về tương lai và sự phát triển của đất nước, mở đầu cho Thăng Long trở thành Kinh đô văn vật của đất nước độc lập.

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến 1025, trải qua 9 đời vua (Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1127); Lý Thần Tông (1127-1137); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210); Lý Huệ Tông (1210-1224); Lý Chiêu Hoàng (1224- 1225)). Nhà Lý chăm lo sản xuất nông nghiệp thơng qua những chính sách cụ thể và thiết thực như “cày ruộng tịch điền”, bảo vệ trâu bò là sức kéo trong nông nghiệp, chăm lo cơng tác đê điều và thủy lợi. Trong chính sách ruộng đất nhà Lý cũng đã quan tâm đến các hình thức ruộng đất công như ruộng quốc khố, đồn điền và tư, mở rộng khai hoang, ruộng công làng xã, về ruộng tư, triều đình ưu đãi đất đai cho chùa, một chùa có thể sở hữu hàng trăm mẫu ruộng. Kinh tế nơng

37

nghiệp thời Lý với các chính sách quan tâm này đã phát triển mạnh tạo đời sống kinh tế no đủ và tình hình xã hội ổn định trong thời Lý.

Vua cuối cùng của triều Lý là Lý Chiêu Hồng là nữ hồng. Lợi dụng tình hình nhà Lý suy yếu, nhà Trần đã thay thế nhà Lý thơng qua một cuộc hơn nhân chính trị dưới sự điều khiển của Trần Thủ Độ. Năm 1266, Lý Chiêu Hồng chính thức ra chiếu nhường ngơi cho Trần Cảnh. Cuộc chuyển giao ngai vàng về tay nhà Trần đã thành công. Nhà Trần thay thế nhà Lý, tiếp tục phát triển đất nước. Trong chính sách kinh tế, bên cạnh việc thi hành biện pháp bảo vệ ruộng đất công gồm ruộng quốc khố và ruộng đất cơng làng xã thì nhà Trần cũng cho phép các quí tộc Trần được khai hoang thành lập điền trang tư nhân và có thể sử dụng nơ tỳ để khai khẩn. Điền trang là khu vực kinh tế hỗn hợp dựa trên sự bóc lột nơng nơ và nơ tỳ.

Việc ban thái ấp cho quí tộc Trần hưởng bổng lộc cũng là một chính sách của nhà Trần nhằm mục đích ưu đãi cho quí tộc họ Trần, tạo cơ sở xã hội vững chắc cho vương triều. Thái ấp có diện tích nhỏ hẹp nên không ảnh hưởng đến quyền uy của vương triều mà ngược lại, các vương hầu đều gắn bó với triều đình.

Nhà Trần cũng cho phép mua bán ruộng đất dẫn đến sự hình thành địa chủ thường và tiểu nông tư hữu. Nhà Trần cũng quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, mở rộng sản xuất bằng việc khai hoang và chú trọng công tác trị thủy, tổ chức đắp đê, thành lập các cơ quan quản lý đê điều. Nhà Trần được coi là “triều đại đắp đê”, lần đầu tiên cho xây dựng quai vạc. Cũng vì vậy, kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.

Tư tưởng chủ đạo thời kỳ này là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn, khẳng định bản sắc riêng đã thấm đẫm trong văn hoá Đại Việt. Đây cũng là thời kỳ lịch sử mà thể chế chính trị độc lập đã tạo đà cho tư tưởng chính trị, xã hội phát triển vượt bậc. Dân tộc Việt, trên cơ sở những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI và chống Nguyên Mông thế kỷ XIII, đã nhận thức sâu sắc về sự vững vàng của nền độc lập tự chủ của quốc gia và sức sống trường tồn của đất nước. Giai cấp phong kiến Đại Việt cũng ý thức rõ ràng về sự tồn tại và đứng vững của thể chế chính trị do mình tạo lập và đại diện cho dân tộc Việt.

38

Bên cạnh đó, những khái niệm đạo đức được coi như là tiêu chuẩn của giai cấp cầm quyền như trung nghĩa, nhân từ, khoan hoà, độ lượng, yêu dân như con cũng đã được khẳng định rộng rãi, nhất là tư tưởng “khoan thư sức dân”

không những là cái đức cần có của một bậc đế vương mà cịn là “thượng sách giữ nước”.

Cũng vì vậy, thể chế chính trị thời Lý – Trần đã nổi bật lên đặc điểm của một mơ hình qn chủ tập quyền thân dân đậm tính dân tộc. Vua là vị chúa tể quyền lực và có được quyền lực cao là nhờ có “đức lớn”. Bệ đỡ của “Đức lớn” là ý dân, tức là coi trọng ý dân dù vua có quyền lực tối cao và là chủ sở hữu của toàn dân và đất đai.Quyền chúa tể của Hồng đế Việt Nam cịn có bệ đỡ bởi hệ tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, là sự chung sống hồ bình giữa các tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt và các tôn giáo Phật, Đạo, Nho trong đó Phật giáo là quốc giáo. Hầu hết các vua thời Lý và thời Trần đều sùng Phật và bỏ nhiều công sức dựng chùa tháp, dịch kinh Phật… Đạo Phật thời Lý - Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của triều đình, đó là đường lối thân dân, khoan dung, nhân hậu, là một nhân tố bên cạnh đạo Nho, tạo nên một thế cân bằng tôn giáo. Thời nhà Trần nổi bật vị vua Trần Nhân Tông, đã đi sâu nghiên cứu về đạo Phật và thậm chí cịn cởi áo bào đi tu. Với tài năng của mình, vua Nhân Tơng đã thành cơng trong việc lập ra dịng Phật giáo Trúc Lâm tại Việt Nam.

Phật giáo được đề cao thể hiện ý thức giương cao tư tưởng phi Trung Hoa, hướng tới sự hòa đồng xã hội của những người đứng đầu nhà nước. Tuy nhiên, Nho giáo vẫn được coi là một công cụ quan trọng được sử dụng như cơ sở để tổ chức bộ máy nhà nước và tuyển chọn quan lại với tư tưởng tập quyền. Vì kết hợp cả Nho và Phật nên ở thời Lý – Trần là tập quyền thân dân. Vua vẫn là người đứng đầu trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vua quan tâm đến đời sống người dân, trong những trường hợp khẩn cấp, người dân bị oan ức có thể đến thềm điện Long Trì đánh trống để xin trực tiếp gặp vua.

Đội ngũ quan lại được chia thành 9 bậc chánh và tòng cho quan văn và quan võ. Sau vua và đứng đầu đội ngũ quan lại văn võ là 3 chức Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và 3 chức Thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo). Chức Thái úy có vai trị như tể tướng (Lý Thường Kiệt, Tơ Hiến Thành đã giữ chức

39

này). Chế độ tuyển dụng quan lại triều Lý lúc đầu chủ yếu thực hiện qua hình thức “nhiệm tử” (con cháu được tập ấm) và “tuyển cử” (giới thiệu, bảo lãnh).

Nhà Lý cũng rất coi trọng Phật giáo (Lực lượng Phật giáo thời Lý rất đơng đảo, có ruộng đất riêng) đã kế thừa tổ chức tăng quan thời Đinh- Tiền Lê. Tăng quan là tổ chức tôn giáo liên quan chặt chẽ đến thể chế nhà nước phong kiến. Tăng sĩ có học vấn cao được nhà vua phong là Quốc sư, giúp vua hiểu về đạo nghĩa Phật giáo, giúp vua quản lý các tăng đồ về mặt hành chính và đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của Phật giáo (sư Vạn Hạnh, Không Lộ... thời Lý được phong là Quốc sư).

Chế độ khoa cử được bắt đầu từ thời Lý vào năm 1075, Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường để tuyển chọn những người đỗ đạt trong nước vào làm quan lại. Việc mở các khoa thi để tuyển chọn đội ngũ quan lại đã đánh dấu bước tiến mới của nhà nước quân chủ tập quyền thời Lý.

Đến thời Trần (12 đời vua: Trần Thái Tông (1225-1258); Trần Thánh Tông (1258-1278); Trần Nhân Tông (1278-1293); Trần Anh Tông (1293-1314); Trần Minh Tông (1314-1329); Trần Hiến Tông (1329-1341); Trần Dụ Tông (1341-1369); Trần Nghệ Tông (1370-1372); Trần Duệ Tông (1372-1377); Trần Phế Đế (1377-1388); Trần Thuận Tông (1388-1398); Trần Thiếu Đế (1398- 1400) mặc dù coi “khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc” nhưng vì muốn thâu tóm quyền hành vào dịng họ nên mặt khác, nhà Trần đã thực hiện chế độ quân chủ - q tộc và hơn nhân đồng tộc (các chức vụ quan trọng đều nằm trong tay họ Trần, người họ Trần khơng kết hơn với người ngồi họ)

Thời Trần qui định chức vụ cao nhất của lực lượng quân đội chỉ thuộc về hoàng tử (Chỉ huy quân đội trong thời bình là Thượng tướng Trần Quang Khải (Hoàng tử) tức Nguyên soái. Chỉ khi đất nước có chiến tranh vua Trần mới phong cho Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn chức Quốc cơng Tiết chế tức Ngun sối tạm thời).

Một đặc điểm nổi bật của triều Trần là thực hiện chế độ hai vua (vua và Thái thượng hoàng). Các vua nhà Trần sau một thời gian làm vua đã nhường ngôi cho con để làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn kiểm sốt chính sự của con. Vua cha ra quyết định chính nhưng khơng hạn chế quyền hành của vua con

40

trong công việc điều hành hàng ngày. Một quyết định lớn nhất mà Thái thượng hồng nắm giữ là có thể truất ngơi vua của con này để trao cho con khác.

Bộ máy chính quyền trung ương nhà Trần ngày một được mở rộng để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội về mọi mặt. Hệ thống quan lại chia thành hai ngạch văn, võ với các cấp độ khác nhau: Cấp cao nhất là gồm quan đại thần ngoài tam thái, tam thiếu như thời Lý cịn có tam tư (tư đồ phụ trách ngoại giao, lễ tiết, tư mã phụ trách quốc phịng, an ninh, tư khơng phụ trách các việc khác)

Nhà Trần đã đặt thêm chức Tể tướng, phải là thân vương với chức danh là Tả, Hữu tướng quốc và được phong thêm “Bình chương quân quốc trọng sự” hay “Đồng bình chương quân quốc trọng sự”. Bên dưới có một số chức vụ quan trọng như “ Tả, hữu Gián nghị đại phu” “Tả hữu phúc tâm”, “Tả hữu tham tri chính sự”. Trong đó một chức chỉ giành cho những vị quan cương trực thẳng thắn là “Gián nghị đại phu” chuyên can gián việc sai trái của vua.

Cấp thứ hai dưới các đại thần, thời Trần đặt Hành khiển ty gồm Hành khiển ty ở cung Quan triều hay Môn hạ sảnh trực thuộc vua, Hành khiển ty ở cung Thánh từ hay Thượng thư sảnh trực thuộc Thượng hồng. Mơn hạ sảnh và Thượng thư sảnh sau đó nhập lại thành Nội mật viện. Bên cạnh đó có Trung thư sảnh, gồm các chức quan Tả, Hữu thị lang, Thượng thư (các Bộ Lại, Hộ, Hình đều là bộ phận của Hành Khiển ty). “Phan Huy Chú cho biết đời Trần đã lập ra đủ lục bộ, nhưng Lịch triều Hiến Chương loại chí và sử sách cũng khơng nói việc lập đủ lục bộ có từ đời vua nào và chức năng quyền hạn của từng bộ ra sao”6.

Cấp thứ ba là các cơ quan chuyên môn giúp việc Hành khiển ty có các đài, viện, tự, cục. Ngự sử đài (đời Trần mới đặt) có chức năng giám sát quan lại và giám sát việc thi hành pháp luật. Trong Ngự sử đài có các chức quan như Ngự sử đại phu, Giám sát ngự sử, Ngự sử trung tán, Ngự sử trung thừa...Thẩm hình viện là cơ quan xét xử cao nhất, Tam ty viện giám sát việc thực thi pháp luật và đề nghị nhà vua sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật. Bình Bạc Ty là tổ chức coi việc hình án, kiện tụng ở kinh thành

Quốc Sử viện chuyên chép sử, Thái y viện chăm sóc sức khỏe cho vua, hồng gia và triều đình. Tơn nhân phủ: soạn gia phả hồng tộc. Quốc Tử giám

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần Hệ thống CTVN (Trang 36 - 40)