IV. Một số nhận xét về thể chế chính trị giai đoạn 1975-
1. Sau khi đất nước thống nhất, với mong muốn tiến nhanh lên CNXH, Đảng và Nhà nước thiết lập thể chế chính trị theo mơ hình Liên Xơ,
Đảng và Nhà nước thiết lập thể chế chính trị theo mơ hình Liên Xơ, nhấn mạnh hệ thống chun chính vơ sản.
Đất nước thống nhất, thể chế chính trị được điều chỉnh cả về cơ cấu và phương thức hoạt động, nhất là bộ máy nhà nước, nhằm hướng tới mục tiêu XHCN. Các chủ trương của Đảng: tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, xây dựng nhà nước chun chính vơ sản, chế độ làm chủ tập thể XHCN và nền sản xuất lớn XNCH… thể hiện quan điểm tăng cường xây dựng hệ thống chuyên chính vơ sản và quan hệ sản xuất XHCN nhằm thể hiện quyết tâm và mong muốn tiến nhanh lên CNXH. Điều này xuất phát từ tâm lý nơn nóng muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp cho nhân dân ngay sau khi đất nước thống nhất, từ ý muốn là chủ quan phát huy khí thế cách mạng của thời kỳ chiến tranh vào thời bình. Say sưa với thắng lợi và tâm lý nóng vội muốn đốt cháy giai đoạn dẫn đến chủ quan, duy ý chí đã dẫn đến những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo và điều hành đất nước. Hệ thống chun chính vơ sản có nhiệm vụ lịch sử là thực hành dân chủ rộng rãi đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân và chun chính với kẻ thì cách mạng được sử dụng như một công cụ đấu tranh giai cấp. Thể chế chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 1980 về cơ bản theo mơ hình Liên Xơ, nhấn mạnh tính tập thể, từ “Hội đồng” trong các cơ quan nhà nước được đề cao. Theo nguyên tắc, các tổ chức đảng đóng vai trị lãnh đạo các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp. Các lực lượng vũ trang
133
hoạt động sưới sự quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, nhưng chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng.
Trong những năm 1975 – 1985, mặc dù chúng ta đạt được một số thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nặng, nhưng tình hình kinh tế - xã hội ngày càng khó khăn, đời sống nhân dân ngày càng suy giảm. Đảng đã ra một số chủ trương, xóa bỏ “ngăn sơng, cấm chợ”, cho phép khốn sản phẩm đến người lao động... nhưng chưa giải quyết được căn bản. Các tổ chức trong hệ thống chính trị thiếu rành mạnh về thẩm quyền, chức năng. Các tổ chức đảng lúng túng về phương thức lãnh đạo dẫn đến bao biện, làm thay, lân sân các cơ quan nhà nước và đoàn thể nhân dân. Do hành chính hóa hoạt động nên tổ chức đảng ngày càng phình to, trong khi đó vai trị của bộ máy nhà nước bị giảm sút. Do được bao cấp tuyệt đối cả về nhân sự và tài chính nên các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng thụ động, quan liêu hóa, khơng những xa rời chức năng, nhiệm vụ của mình, mà cịn trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp còn mang nặng tính hình thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của các đại biểu dân cử chưa cao. Chức năng giám sát tối cao và chức năng thẩm tra các dự luật và nghị quyết của Quốc hội hầu như không thực hiện được. Hoạt động của các cơ quan hành pháp từ TW đến địa phương còn mang nặng tính chất bao cấp, xin cho làm nảy sinh và phát triển
nạn cửa quyền, quan liêu. Sự can thiệp quá sâu của chính quyền vào sản xuất kinh doanh làm cho nên kinh tế trở nên thụ động, kém linh hoạt. Sự thiếu đồng bộ và liên thông giữa các cơ quan chính phủ, tính chia cắt trong quản lý theo lãnh thổ và thiếu sự phối hợp giữa TW và địa phương dẫn đến nguồn lực bị phân tán, nhiệm vụ chồng chèo, hiểu quả chỉ đạo thấp. Bộ máy nhà nước lỏng lẻo, chức năng, vị trí pháp lý và thẩm quyền của cá nhân và tập thể trong quản lý và điều hành không rõ ràng, các văn bản pháp quy về quản lý hành chính cịn thiếu, tạo kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
Các cơ quan tư pháp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng chính vì vậy lại thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực chun mơn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, các khâu điều tra, truy tố và xét xử kém hiệu quả. Trong nhiều trường hợp các cơ quan tư pháp vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp
134
của công dân. Các cơ quan tư pháp dược tổ chức theo hệ thống hành chính, sự can thiệp của cấp ủy đảng khiến tính độc lập của tư pháp khó thực hiện.
Chính do những hạn chế nêu trên mà thể chế chính trị thời kỳ đổi mới, về bản chất vẫn là của dân, do dân, vì dân, nhưng trong quá trình hoạt động đã bộc lộ tính chất quan liêu, xa dân. Nhiều quyền lợi của người dân chỉ được ghi nhận trong pháp luật nhưng khơng có điều kiện thực hiện trên thực tế.