đối với sự phát triển kinh tế, sự ổn định và phát triển xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị
Trước hết, các quy định của pháp luật về các khoản trợ cấp BHXH tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ người lao động về mặt kinh tế, ổn định về mặt tinh thần, giúp người lao động mau chóng cải thiện sức khỏe để có điều kiện tiếp tục lao động, kích thích sự phấn đấu, cống hiến và năng suất lao động. Mặt khác, pháp luật BHXH tạo mơi trường thuận tiện để người lao động có thể chuyển đổi ngành nghề, di chuyển nơi làm việc thuận lợi, không lệ thuộc vào thâm niên làm việc, xóa hẳn quan niệm trong biên chế và ngoài biên chế đã hằn sâu từ thời kỳ bao cấp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển đất nước.
Ngoài ra, pháp luật BHXH cho phép dùng tiền nhàn rỗi của quỹ để đầu tư sinh lời. Một mặt, tạo cho quỹ bảo toàn và tăng trưởng bền vững, mặt khác tạo cho xã hội nhiều việc làm cho người lao động, vừa phát triển kinh tế, vừa tăng thêm lao động tham gia BHXH để quỹ phát triển và góp phần phát triển kinh tế. Do đó, đứng về mặt kinh tế, thực hiện tốt pháp luật BHXH là thực hiện đúng và hiệu quả những quy định của pháp luật BHXH về quản lý, sử dụng, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, bảo đảm quỹ phát triển bền vững sẽ tạo động lực và là yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững đất nước.
Về mặt xã hội, bảo hiểm xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho những người gặp rủi ro, bất hạnh, những người già cả, ốm đau có điều kiện cần thiết để khắc phục những khó khăn gặp phải, để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, khơng phân biệt chính kiến, tơn giáo, dân tộc, giới tính... Do có sự “chia sẻ rủi ro” giữa những người tham gia BHXH nên người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội lại có một lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro theo ngun tắc “lấy số đơng, bù số ít”, tức là bảo hiểm xã hội thực hiện một phần
công bằng và an sinh xã hội. Như vậy, ở góc độ xã hội, thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội chính là góp phần thực hiện cơng bằng và an sinh xã hội.
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của bảo hiểm xã hội không tách rời nhau mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là nói đến tính xã hội của bảo hiểm xã hội, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì đã đề cập đến tính kinh tế của thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội.
Những quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội kích thích tính tích cực của mỗi người trong xã hội, chống ỷ lại vào xã hội, mặt khác, chống tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển xã hội, đồng thời, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, hướng tới xây dựng xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và tiến bộ.
Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội đóng góp vai trị thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị của đất nước. Điều này đã được khẳng định trong thực tiễn ở nhiều nước và ở nước ta hàng chục năm qua. Thơng qua việc thực hiện các chính sách và pháp luật BHXH, Nhà nước ta đã bảo đảm đời sống cho hàng triệu cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang - những người đã có nhiều cơng sức đóng góp cho hai cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng của dân tộc và lao động, sản xuất, xây dựng đất nước, khi họ khơng cịn khả năng làm việc. Thực hiện tốt pháp luật bảo hiểm xã hội đã xây dựng được lòng tin của người lao động đối với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, có thể thấy rằng, thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội vừa là hoạt động để người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, vừa đóng vai trị thiết thực đối với sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định và tiến bộ xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị.