- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành
g) Bảo hiểm thất nghiệp:
3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hộ
thời gian qua, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc quản lý nhà nước hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện pháp luật BHXH một cách nghiêm minh hơn nữa, làm sao để NSDLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và để mọi người lao động đều được hưởng BHXH trong những trường hợp rủi ro từ q trình lao động. Có như vậy, mới đảm bảo hài hồ cả hai mục đích là an sinh xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Vì vậy, bảo đảm thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội là yêu cầu cấp bách, tất yếu khách quan đặt ra từ chính địi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong thực hiện pháp luật bảohiểm xã hội hiểm xã hội
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản, là một bộ phận quan trọng nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan, tổ chức, công dân. “Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương pháp quản lý nhà nước đối với xã hội” [46, tr.507].
Nguyên tắc pháp chế có vai trị chỉ đạo, định hướng cho hoạt động sáng tạo pháp luật và áp dụng pháp luật, cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh của pháp luật, quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá pháp luật, pháp chế và tính hợp pháp trong xử sự của công dân, cán bộ, công
chức của bộ máy hành chính và cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, có ảnh hưởng to lớn đối với ý thức pháp luật và trật tự pháp luật, văn hóa pháp lý của xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mọi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm minh và phải thống nhất trên phạm vi tồn quốc, bảo đảm tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp.
Trong quá trình thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội thì nguyên tắc pháp chế yêu cầu cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật BHXH thật hoàn chỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật này phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội. Về nguyên tắc của pháp chế thì địi hỏi mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải có ý thức pháp luật cao; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội một cách thiết thực, tự giác, tích cực, khơng có ngoại lệ. Bản thân Nhà nước ban hành ra pháp luật, nhưng cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội phải bị xử lý thật nghiêm minh, bất kỳ chủ thể vi phạm là ai, ở cương vị nào cũng phải xử lý. Các cơ quan nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để bảo đảm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn.