Chế độ thai sản: Chế độ trợ cấp thai sản quy định đối với người lao

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 63 - 64)

động nhằm góp phần bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ và trợ cấp thay thế phần thu nhập bị mất do không làm việc khi nghỉ sinh con và nuôi con.

Chế độ trợ cấp thai sản được áp dụng đối với lao động nữ có thai, sinh con, đặt vịng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản và người lao động nuôi con nuôi sơ sinh. Đối với lao động nữ sinh con và người nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì phải đủ điều kiện là đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi mới được hưởng trợ cấp (Điều 28 Luật BHXH).

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản được quy định cụ thể cho các trường hợp nghỉ khi đi khám thai, sảy thai, khi sinh con phụ thuộc vào số con sinh một lần và điều kiện làm việc. Sinh con được nghỉ 4 tháng nếu làm việc ở điều kiện bình thường; 5 tháng nếu làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật. Trường hợp sinh đôi trở lên, ngồi thời gian nghỉ nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày (Điều 31 Luật BHXH).

Mức trợ cấp thai sản được tính bằng 100% mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Ngồi ra, khi sinh con, hoặc nhận ni con ni dưới 4 tháng tuổi, người lao động cịn được trợ cấp thêm hai tháng tiền lương tối thiểu chung cho mỗi con nhằm chuẩn bị những vật dụng thiết yếu khi ni con nhỏ.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì mức hưởng chế độ

thai sản được tính trên cơ sở mức bình qn tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người cha.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ do sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà sức khoẻ cịn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 -10 ngày một năm tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ; mức hưởng cho một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung (Điều 37 Luật BHXH).

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động khơng phải đóng bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w