Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 98 - 103)

- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành

g) Bảo hiểm thất nghiệp:

2.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía các đối tượng tham gia BHXH:

- Nhận thức của NSDLĐ và người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ BHXH khơng đầy đủ. Đối tượng chính khơng tn thủ pháp luật BHXH là người sử dụng lao động. Họ chỉ mới nghĩ đến lợi nhuận hiện tại mà khơng nhìn thấy vai trị của việc tham gia BHXH cho người lao động trong chính sách nhân sự, có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Đối với người lao động, có khơng ít trường hợp thực sự khơng biết mình có quyền được hưởng BHXH và tham gia BHXH. Mặt khác, lại cũng có bộ phận người lao động biết quyền và nghĩa vụ BHXH nhưng lại khơng hiểu tiền đóng BHXH là một khoản chiết khấu từ lương, nên họ cho rằng số tiền đó chính là ngun nhân làm giảm thu nhập hiện tại và khơng muốn đóng BHXH.

- Ý thức tuân thủ pháp luật BHXH của cả người lao động và người sử dụng lao động chưa cao. Nhiều NSDLĐ có nhận thức về BHXH nhưng vẫn cố tình trốn đóng BHXH hoặc chây ỳ. Phần lớn do NSDLĐ là các doanh nghiệp khơng có chiến lược kinh doanh bền vững mà chủ yếu là làm ăn theo kiểu “chộp giật” chỉ muốn càng thu được nhiều lợi nhuận hiện tại càng tốt. Cách NSDLĐ thường làm là trốn đóng BHXH để giảm chi phí như khơng ký kết hợp đồng lao động, hoặc chỉ ký HĐLĐ dưới 3 tháng và một số doanh nghiệp có ký kết HĐLĐ nhưng dây dưa, nợ đọng BHXH.

Về phía người lao động, mặc dù thấy lợi ích hiển nhiên của BHXH đối với bản thân và gia đình nhưng vẫn có một bộ phận người lao động khơng đóng BHXH. Lý do đưa ra là họ khơng có niềm tin vào hệ thống BHXH và cho rằng tổ chức BHXH quản lý khơng hiệu quả khoản tiền mà họ đã đóng

góp. Một số ít các trường hợp người lao động trốn đóng do ý thức tn thủ kém là vì họ khơng kỳ vọng sống đến khi nhận được tiền lương hưu.

- Tình trạng khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ pháp luật BHXH. Một số NSDLĐ khởi sự kinh doanh vốn ít và cịn nhiều khó khăn nên đơi khi lờ đi trách nhiệm và nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Một số doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH nhưng không đầy đủ, chỉ tập trung cho số ít người lao động cần thiết và đóng khơng đúng với mức lương thực trả cho người lao động. Một số khác lại đang ở trong tình trạng làm ăn suy yếu, có xu hướng thua lỗ, do đó chây ỳ việc đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để tăng vốn làm ăn.

Nguyên nhân từ phía tổ chức BHXH gắn với năng lực quản lý:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được mở rộng tới mọi người lao động trong xã hội, nên nhiệm vụ giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều trong khi biên chế lại không được bổ sung tương ứng theo nhiệm vụ được giao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khơng quản lý hết được đối tượng phải tham gia BHXH.

- Quy trình nghiệp vụ thu - chi quản lý BHXH của cơ quan BHXH Việt Nam cịn nặng về hành chính, chưa thuận tiện và phục vụ chưa tốt đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH; trình tự, thủ tục xét hưởng chi trả BHXH còn rườm rà (nhất là việc đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp) làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ BHXH ít, trình độ khơng đồng đều, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và chưa sâu sát cơ sở.

Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước về BHXH:

- Việc thanh tra, kiểm tra BHXH còn hạn chế và chưa phát huy hết chức năng, chưa kiểm soát hết lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Một mặt, do lực lượng thanh tra quá mỏng so với số lượng đối tượng tham gia

nên không thể thực hiện được việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Mặt khác, còn do tư cách đạo đức của thanh tra viên chưa tốt, bị mua chuộc và thông đồng với NSDLĐ để vi phạm pháp luật BHXH.

Hàng năm, ngành LĐ- TB&XH đã xử phạt hàng trăm đơn vị vi phạm pháp luật lao động, trong đó có vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH quá mỏng nên mỗi đơn vị vi phạm chỉ bị phạt hành chính 1 lần trong 1 năm. Trong khi đó, Cơng đồn và cơ quan BHXH có chức năng kiểm tra, giám sát nhưng khơng có chức năng thanh tra, xử phạt đối với những vi phạm pháp luật BHXH, nên nhiều vụ vi phạm pháp luật BHXH do Cơng đồn và cơ quan BHXH phát hiện nhưng số vụ xử phạt cịn rất ít, thậm chí khơng xử phạt.

- Việc giải quyết các vụ việc liên quan đến BHXH là loại án mới nên các cơ quan thực thi pháp luật, tồ án cịn lúng túng, có nhiều quan điểm trái chiều nhau về xử lý vi phạm pháp luật BHXH nên việc khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH ra tồ đang gặp nhiều khó khăn.

- Một số địa phương, chính quyền mới chỉ quan tâm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư, chưa kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ pháp luật BHXH. Cơ chế phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung cịn nhiều bất cập. Công tác quản lý thiếu đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ngành chức năng chưa nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cịn nhiều doanh nghiệp “ma”, cụ thể có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập, nhưng khơng có trụ sở giao dịch, khơng hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập hoặc hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động… nhưng các cơ quan quản lý cũng không nắm được. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH cho người lao động theo quy định pháp luật BHXH thực sự khó khăn.

Những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật BHXH ở nước ta hiện nay.

Kết luận chương 2

Việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội và thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thời gian qua là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay, đồng thời tạo cơ sở thực tiễn, pháp lý để đề ra các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam từ khi Luật BHXH có hiệu lực năm 2007 đến nay cho thấy: bên cạnh những mặt tích cực trong việc thực hiện pháp luật BHXH thì cịn có những vướng mắc dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH và ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau như: ý thức chấp hành pháp luật của cả người lao động và NSDLĐ còn kém; các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để răn đe; cơ chế xử phạt chưa phù hợp; cơ quan thực thi pháp luật còn lúng túng khi xử lý vi phạm pháp luật BHXH; cơ chế phối hợp thực hiện Luật BHXH nói chung còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ làm cơng tác nghiệp vụ BHXH ít, trình độ khơng đồng đều, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và chưa sâu sát cơ sở… Những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật BHXH ở nước ta hiện nay.

Do vậy, để bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, tác giả tiếp tục đưa ra một số quan điểm và giải pháp cụ thể để thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong chương 3 của luận văn. Các giải pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân

của các hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật BHXH ở chương 2 của luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w