Tài chính và tổ chức, quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam Về tài chính bảo hiểm xã hội: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 57 - 60)

Về tài chính bảo hiểm xã hội: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH được hình thành từ ba nguồn đóng góp chính là người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước. Nhà nước tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội vừa với tư cách là người sử dụng lao động đóng cho cơng chức nhà nước và những người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước, vừa là người bảo hộ, hỗ trợ cho quỹ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp cần thiết như lạm phát, biến động giá cả… Ngồi ra, cịn nguồn thu từ lợi nhuận do đầu tư tiền quỹ tạm thời nhàn rỗi mang lại và các nguồn thu khác như tiền phạt do chậm nộp bảo hiểm xã hội.

Việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 91 và 92 Luật BHXH như sau:

Đối với người lao động: hàng tháng người lao động đóng BHXH bằng 5% mức tiền lương, tiền cơng vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1%, cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

Đối với người sử dụng lao động: hàng tháng, người sử dụng lao động đóng trên tổng quỹ tiền lương, tiền cơng đóng BHXH của người lao động tháng với tỷ lệ 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1%, cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

Về đóng bảo hiểm thất nghiệp (Điều 102 Luật BHXH): người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển 1 lần.

Số người lao động hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01/01/1995 hoàn toàn do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Đồng thời, Nhà nước hỗ trợ một phần để chi trả trợ cấp cho người lao động đã làm việc trước đây và nghỉ việc sau ngày 01/01/1995.

Để thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới (giai đoạn 2001 - 2010), ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Do sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý quỹ BHXH và BHYT nên quy chế quản lý tài chính đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành năm 2007, quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc được phân thành: quỹ ốm đau và thai sản; quỹ TNLĐ-BNN, quỹ hưu trí và tử tuất.

Quy chế quản lý tài chính hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

Về nguyên tắc đầu tư: hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết (Điều 96 Luật BHXH)

Về hình thức đầu tư gồm: mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại nhà nước; cho ngân hàng thương mại nhà nước vay; đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm của quốc gia; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định (Điều 97 Luật BHXH).

Việc cân đối quỹ được thực hiện theo từng quỹ thành phần nhưng quản lý tập trung, thống nhất trên toàn quốc. Theo số liệu thống kê tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số dư quỹ BHXH tính đến 31/12/2003 là 34.596 tỷ đồng (tính trên tổng 3 quỹ thành phần); năm 2004 là 42.717 tỷ đồng; năm 2005 là 54.001 tỷ đồng, năm 2006 là 63.674 tỷ đồng; năm 2007 là 74.954 tỷ đồng, năm 2008 là 89.609 tỷ đồng. Như vậy, số dư từ quỹ BHXH năm sau cao hơn năm trước khoảng 20%.

Quỹ bảo hiểm xã hội được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, ngồi ra được trích một phần quỹ cho chi phí quản lý. Từ 01/01/2007 đến nay, để phù hợp với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 41/2007/QĐ-TTg về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, theo đó chi quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH bắt buộc. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với hoạt động của ngành, trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi mức kinh phí được giao để cơng khai và thực hiện trong tồn ngành.

Về tổ chức, quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 và tổ chức hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn LĐVN quản lý trước năm 1995. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất trong cả nước.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ thơng qua các Bộ chức năng là cơ quan của Chính phủ đảm trách theo từng lĩnh vực như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tổ chức - Cán bộ Chính phủ… và chịu sự giám sát của tổ chức Cơng đồn từ trung ương xuống địa phương.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết tốn và thơng qua dự tốn hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH… Thành viên của Hội đồng quản lý gồm: đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, Tổng Liên đồn LĐVN, và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương, có cơ cấu ba cấp là:

- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố - Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của BHXH Việt Nam để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt Nam, đó là: tổ chức việc thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động; quản lý quỹ BHXH và tổ chức việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tham gia BHXH đầy đủ, thuận lợi, đúng thời gian theo quy định của pháp luật; xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH; xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ; tổ chức thông tin, tuyền truyền pháp luật BHXH; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH; kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH; giải quyết khiếu nại về BHXH…

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội ở việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w