CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
4.4. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về báo chí
4.4.4. Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng CQBC tăng, số lƣợng ấn phẩm cũng rất lớn, thông tin đa dạng, nhiều chiều… là một sức ép lớn đối với những ngƣời thực hiện công việc lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc về báo chí. Để khắc phục tình trạng này cần có những quy định, chính sách hợp lý về đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý CQBC.
Trước hết, cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng. Cán bộ quản lý báo chí phải có tri thức báo chí, tri thức về khoa học công nghệ thông tin và quản lý, tri thức pháp luật. Ngƣời làm công tác theo dõi, quản lý phải có những hiểu biết rất cơ bản về báo chí, tức là phải tốt nghiệp chuyên ngành báo chí hoặc phải tham gia học các lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành báo chí. Ngoài ra, cán bộ quản lý phải có những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nƣớc, về pháp luật nói chung và những văn bản pháp luật trong lĩnh vực báo chí nói riêng.
Do các CQCQBC, với tƣ cách là liên đới chịu trách nhiệm những sai phạm trong hoạt động báo chí của tờ báo, nên có bộ phận hoặc cán bộ theo dõi hoạt động báo chí của ngành mình. Những ngƣời đó cũng phải hiểu biết về pháp luật, có kiến thức về báo chí để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh khi báo của ngành mình có sai phạm. Hiện nay, bộ phận báo chí tuyên truyền của một số bộ, ngành mới chỉ làm cầu nối liên hệ ngành mình với báo chí nhƣ: theo dõi báo chí phản ánh về ngành mình và tuyên truyền, thông tin cho các báo về hoạt động của ngành mình. Nhƣ vậy chỉ là có phƣơng hƣớng về nội dung, chứ không tƣ vấn, quản lý báo chí của ngành mình đi đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động đúng pháp luật.
Thứ hai, cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ. Có một tình trạng tuy không phổ biến nhƣng cũng cần lƣu ý là các cơ quan cấp ủy và tổ chức cấp tỉnh coi ngành nào cũng giống ngành nào, "đã là tỉnh ủy viên thì làm gì cũng đƣợc". Do vậy, nhiều ngƣời phải làm trái nghề vẫn phải nhận vì "tổ chức phân công". Trong điều kiện hiện nay, tình trạng này không thể kéo dài, việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải đúng ngƣời, đúng việc, không thể để tình trạng cán bộ quản lý báo chí không có chuyên ngành báo chí. Trong thời gian tới, cần chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ quản lý có chuyên môn, đồng thời tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ báo chí.
Thứ ba, phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại những người quản lý báo chí để theo kịp tốc độ phát triển chung của xã hội và không tụt hậu quá xa so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí có đƣợc chủ yếu là tích luỹ từ thời kỳ còn là sinh viên. Sau khi ra trƣờng, chỉ những ngƣời rèn luyện, phấn đấu tốt, nằm trong diện quy hoạch mới đƣợc tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng... Tuy nhiên, khâu bồi dƣỡng (kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ quản lý) đang là khâu yếu nhất do thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích ngƣời học, thiếu trƣờng lớp, thiếu cán bộ, thiếu tài liệu.
Hiện nay, nƣớc ta có ba trung tâm đào tạo báo chí chuyên ngành lớn: Học viện Báo chí Tuyên truyền, Khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Báo chí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ba trung tâm lớn trên, HNB
- Hội nghề nghiệp của những NLB cũng có một trung tâm báo chí. Mặc dù một số cơ sở đào tạo thời gian qua đã tổ chức đào tạo sau đại học với một trong các mục tiêu là giúp ngƣời học tham gia tổ chức quản lý báo chí và làm lãnh đạo các tờ báo, song các chƣơng trình học vẫn nặng về lý thuyết, chƣa chú trọng đến tính thực tiễn, trong đó có vấn đề tác nghiệp báo chí hiện đại và kinh tế báo chí - vấn đề sống còn của báo chí hiện đại. Hiện nay, ở nƣớc ta đã hình thành các trƣờng đào tạo giám đốc, đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp đối với các ngành kinh doanh thông thƣờng. Vì vậy, việc hình thành các cơ sở tƣơng tự cho ngành kinh doanh đặc biệt này là điều hết sức cần thiết, bởi "ngƣời lãnh đạo giỏi ở vai trò tổng biên tập, ngoài khả năng làm nội dung giỏi, quản trị giỏi, còn đòi hỏi phải có khả năng kinh doanh giỏi".
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo báo chí cũng chƣa phân định đào tạo chức danh lãnh đạo, quản lý, chƣa có chƣơng trình riêng cho đối tƣợng này. Một thực tế là các cơ sở mới chỉ chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên về viết báo chứ chƣa chú trọng đào tạo bồi dƣỡng các chức danh, công việc làm báo, do đó nhiều ngƣời đƣợc bổ nhiệm làm quản lý toà soạn phải tự mày mò tìm kiếm kiến thức, kinh nghiệm. Hiện nay, phần lớn những ngƣời đƣợc bổ nhiệm chức danh thƣ ký toà soạn ở nƣớc ta đều đƣợc lấy nguồn từ phóng viên hoặc biên tập viên. Nếu họ đƣợc tham dự khoá đào tạo chức danh thƣ ký toà soạn thì sẽ không phải đi đƣờng vòng để hành nghề mà sẽ tác nghiệp đƣợc ngay khi đảm nhận nhiệm vụ.
Vì vậy, Nhà nƣớc cần chính sách khuyến khích đào tạo và đào tạo lại những ngƣời quản lý báo chí, trao quyền tự chủ cho các trƣờng, dỡ bỏ những quy định quá lạc hậu về tài chính và chế độ chi tiêu, xây dựng hệ thống quản lý linh hoạt dựa chủ yếu vào hiệu quả dạy nghề, hình thành các thiết chế xã hội trong tƣ vấn và đánh giá chất lƣợng đào tạo. Bản thân các cơ sở đào tạo báo chí cần xây dựng và cải tiến nội dung chƣơng trình, phƣơng thức đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý nhà nƣớc về báo chí.
Tóm lại, để bảo đảm PLVBC đƣợc ban hành và thực hiện tốt, vấn đề đặt ra không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cho đƣợc một hệ thống các văn bản thích hợp, đầy đủ tiêu chuẩn, mà chúng ta còn phải quan tâm cơ chế và lực lƣợng cán bộ thực hiện các văn bản pháp luật đó. Những vấn đề này có mối liên quan với nhau một cách mật thiết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
1. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện PLVBC là đòi hỏi của nhu cầu khách quan. Trên cơ sở phân tích xu hƣớng phát triển của báo chí đồng thời trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về báo chí, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện PLVBC.
2. Quan điểm cơ bản hoàn thiện PLVBC là: Hoàn thiện PLVBC hƣớng tới đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, quản lý báo chí; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp; Nhà nƣớc không chỉ công nhận các QTDBC mà còn phải đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền này khi bị xâm hại.
3. Hoàn thiện PLVBC là một yêu cầu khách quan trong tình hình hiện nay. Việc hoàn thiện PLVBC phải đƣợc tiến hành từng bƣớc, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, xã hội; trên cơ sở gắn với việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật và phải đảm bảo tính phù hợp, khả thi.
4. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về báo chí, đánh giá những hạn chế đồng thời dựa trên các quan điểm và yêu cầu cơ bản hoàn thiện PLVBC, tác giả kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện PLVBC trong đó tập trung sửa đổi LBC hiện hành và các luật, pháp lệnh có liên quan nhƣ: Luật TCTT, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Bí mật nhà nƣớc, Luật Phòng chống tham nhũng.
KẾT LUẬN
1. PLVBC có đối tƣợng điều chỉnh là nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí. PLVBC tạo môi trƣờng thuận lợi - phƣơng tiện quan trọng đảm bảo công dân thực hiện QTDBC; đồng thời là phƣơng tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về báo chí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí. Pháp luật là phƣơng tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với báo chí tiến hành thống nhất nhƣng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, ngăn chặn sự lạm quyền đảm bảo cho quản lý nhà nƣớc về báo chí có hiệu lực và hiệu quả.
2. PLVBC đƣợc chia thành các nhóm: vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thông tin trên báo chí; tổ chức báo chí và nhà báo; CQQLNN, nội dung quản lý nhà nƣớc về báo chí; cấp giấy phép, cấp, đổi thẻ nhà báo, lƣu chiểu, họp báo, phát hành; hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nƣớc ngoài và hoạt động báo chí nƣớc ngoài tại Việt Nam, thông tin đối ngoại; chế độ, chính sách báo chí; khen thƣởng và xử lý vi phạm PLVBC. Trong quá trình khảo sát, Luận án bƣớc đầu phân tích những hạn chế của các quy định trên cũng nhƣ thực tiễn áp dụng.
3. Bên cạnh những mảng màu sáng của hoạt động báo chí còn không ít những mảng màu tối. Đó là tình trạng một số CQBC có xu hƣớng xa rời tôn chỉ, mục đích; báo chí thông tin sai sự thật, thông tin xâm phạm bí mật đời tƣ công dân… Nguyên nhân của những hiện tƣợng trên: về mặt khách quan, là do tác động của cơ chế thị trƣờng. Về mặt chủ quan, do nhận thức chính trị và trách nhiệm của một số NLB và quản lý chƣa cao; ý thức tôn trọng pháp luật, trƣớc hết là LBC kém, ham lợi nhuận; công tác quản lý báo chí còn bị buông lỏng, thiếu đồng bộ hoặc chồng chéo, kém hiệu quả.... Tất cả những khuyết điểm của báo chí đã nêu ở trên đều gắn rất chặt với trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về báo chí, trong đó có nguyên nhân là hệ thống PLVBC chƣa đầy đủ, chồng chéo, thiếu sự thống nhất; chƣa kịp điều chỉnh nhiều vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo chí. Mặc dù đã đƣợc bổ sung, sửa đổi nhƣng đến nay PLVBC vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.
4. Trên cơ sở phân tích sự ra đời, đặc điểm của thuyết tự do báo chí trên thế giới và kinh nghiệm quản lý báo chí của một số nƣớc trên thế giới; đồng thời trên cơ
sở đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện, luận án khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện PLVBC.
5. Trên cơ sở pháp luật hiện hành về báo chí, phân tích những hạn chế và thực trạng thực hiện, đồng thời dựa trên các quan điểm hoàn thiện, tác giả kiến nghị các giải pháp cơ bản để hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam hiện nay. Một là, sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản của LBC về các vấn đề nhƣ: QTDBC, vai trò, chức năng của báo chí, đối tƣợng thành lập CQBC, bảo vệ nguồn tin, ngƣời đứng đầu CQBC, mô hình CQBC. Hai là, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các luật, pháp lệnh có liên quan nhƣ: Luật TCTT, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Bí mật nhà nƣớc, Luật Phòng chống tham nhũng. Ba là, rà soát và hệ thống hóa các văn bản PLVBC.
Bốn là, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về báo chí. Năm là, cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí. Sáu là, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý CQBC
6. Nghiên cứu PLVBC là lĩnh vực có tính chất liên ngành. Báo chí với tính chất là “quyền lực thứ tƣ” lại mang tính nhạy cảm cao nên chịu ảnh hƣởng và tác động qua lại bởi nhiều yếu tố về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, lịch sử. Trong khả năng có hạn và khuôn khổ hạn chế của luận án tiến sĩ, tác giả chủ yếu nghiên cứu những vấn đề khái quát liên quan trực tiếp đến PLVBC. Do vậy, đề tài vẫn cần tiếp tục nghiên cứu toàn diện, cụ thể hơn từ góc độ liên ngành để phục vụ cho việc hoàn thiện PLVBC.
7. PLVBC ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lớn, phức tạp nhƣng rất cần thiết hiện nay. Với mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đã đề ra, luận án đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Hy vọng trong thời gian tới, tác giả sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Tác giả rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến chân tình, thiết thực, bổ ích và quý báu./.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phí Thị Thanh Tâm (2009), “Quản lý nhà nƣớc về báo chí trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (12), tr.16-22.
2. Phí Thị Thanh Tâm (2012),“Thực trạng và một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về báo chí”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (11), tr.51-60.
3. Phí Thị Thanh Tâm (2012), “Tự do báo chí qua các bản Hiến pháp và một số kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (24), tr.15-21.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. D. Anh (2013), Phá sản vì tin đồn mất tiền tỷ không biết kêu ai, http://vietnamnet.vn. 2. Hoàng Anh (2012), Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí,
http://www.tapchicongsan.org.vn.
3. Lê Anh (2014), Tạo hành lang pháp lý cho báo chí phát triển,
http://daidoanket.vn.
4. Nguyên Anh (2014), Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi,
Bài 1: Không theo kịp sự phát triển của thời đại, http://daibieunhandan.vn. 5. Nguyên Anh (2014), Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi,
Bài 2: Chạy theo điện tử, http://daibieunhandan.vn.
6. Nguyên Anh (2014), Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi, Bài 3: Mua kênh, bán song, http://daibieunhandan.vn.
7. Nguyên Anh (2014), Luật Báo chí - chế định pháp luật lỗi thời chậm sửa đổi, Bài 4: Ai bảo vệ quyền lực thứ tư?, http://daibieunhandan.vn.
8. Ban Bí thƣ (2004), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 18/3/2004 về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội. 9. Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội nhà báo
Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Báo (2008), Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Hoàng Anh Biên (2013), Sự phi lý của một thông cáo báo chí, http://www.nhandan.com.vn.
13. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Lê Thanh Bình (2009), “Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn”, Nghiên cứu lập pháp (12), tr.40-45.
16. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
17. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 về đổi mới và tăng