Pháp luật về báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

3.1. Pháp luật về báo chí ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay

3.1.2. Pháp luật về báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến năm 2013

3.1.2.1. Giai đoạn 1986 - 1990

Đây là giai đoạn đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới một cách sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình trên, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí cũng đƣợc đổi mới.

Để đảm bảo QTDBC, tự do ngôn luận trên báo chí trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân, ngày 28-12-1989 Quốc hội thông qua LBC 1989 để thay thế Luật số 100/SL -SL002 năm 1957 về chế độ báo chí. Sự ra đời của LBC 1989 đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng trong hoạt động xây dựng PLVBC ở Việt Nam. Ngày 2-1-1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc đã ký lệnh công bố Luật. LBC 1989 thể hiện những bƣớc đi về quan điểm cơ bản trong công cuộc đổi mới báo chí của Đảng và Nhà nƣớc. Luật ra đời cũng chính là do sự phát triển nội tại của báo chí, là kết quả của quá trình tự vận động để đổi mới báo chí Việt Nam.

LBC 1989 khẳng định báo chí không bị kiểm duyệt trƣớc khi in, phát sóng. QTDBC cũng đƣợc Luật quy định cụ thể. Theo đó, nhân dân đƣợc thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nƣớc và thế giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho CQBC và nhà báo; phát biểu ý kiến về tình hình đất nƣớc và thế giới... Để đảm bảo thực hiện quyền này, LBC 1989 quy định cụ thể trách nhiệm của của Nhà nƣớc đối với báo chí (Điều 17) CQBC và nhà báo (Điều 5, 6, 15), CQCQBC (Điều 12), ngƣời đứng đầu CQBC (Điều 13).

Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong lĩnh vực báo chí. Đáng chú ý là một số văn bản quy phạm pháp luật sau:

- LBC 1989.

- Nghị quyết số 384 ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trƣởng về tăng cƣờng quản lý công tác báo chí, xuất bản.

- Nghị định 133/HĐBT ngày 20-4-1992 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định chi tiết thi hành LBC 1989.

So với các giai đoạn trƣớc, có thể thấy, giai đoạn này hệ thống pháp luật về báo chí đƣợc xây dựng, bổ sung tƣơng đối đầy đủ, thể hiện nhƣ sau:

- Các văn bản pháp luật đã quy định cụ thể hơn đối với một số hoạt động báo chí nhƣ: quy định về quyền tác giả; quy định về đẩy mạnh công tác văn hóa văn nghệ thông tin các dân tộc thiểu số; quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức chuyên ngành báo chí.

- Nhà nƣớc đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật để củng cố, kiện toàn hệ thống CQQLNN về báo chí. Theo đó, Bộ Thông tin là CQQLNN của Hội đồng Bộ trƣởng về hoạt động báo chí, xuất bản. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm quản lý mọi mặt hoạt động báo chí, xuất bản, in phát hành trên địa bàn mình theo pháp luật và các thể thức hoạt động báo chí và xuất bản. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nƣớc, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trƣởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ƣơng, các cơ quan Đảng, các đoàn thể nhân dân hoạt động trong phạm vi toàn quốc là các CQCQBC của các đơn vị báo chí, xuất bản thuộc quyền quản lý của các cơ quan đoàn thể ấy.

- Trong giai đoạn này, có rất nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành để điều chỉnh chế độ nhuận bút cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nƣớc, tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Theo thống kê của chúng tôi có tới 7 văn bản liên quan đến chế độ nhuận bút là: Nghị định số 59/HĐBT ngày 5-6-1989 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, văn học - nghệ thuật, khoa học - giáo dục; Quyết định số 204/VH- QĐ ngày 31-12-1985 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa về nâng mức nhuận bút cơ bản...

3.1.2.2. Giai đoạn 1990 đến năm 2013

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Với tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khoá VII, tại Kỳ họp thứ 3 ngày 22-12-1988 đã ra nghị quyết sửa đổi lời nói đầu Hiến

pháp. Cuối năm 1991 đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã đƣợc đƣa ra trƣng cầu ý kiến nhân dân. Ngày 15-4-1992, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1992. Trên cơ sở kết thừa các bản hiến pháp trƣớc, Hiến pháp năm 1992 đã quy định một cách đầy đủ hơn về hoạt động báo chí và QTDBC của công dân. Hiến pháp khẳng định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền đƣợc thông tin. Nhà nƣớc phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam.

Để cụ thể hóa Hiến pháp 1992 và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển báo chí trong thời kỳ mới, ngày 12/6/1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LBC. Luật sửa đổi đã có những điều mới, một số điều khoản đã đƣợc quy định cụ thể, chi tiết hơn. Cụ thể nhƣ:

- Đƣa thêm báo điện tử vào các loại hình báo chí (Điều 3).

- Luật sửa đổi đã cụ thể hóa hơn so với Luật 1990 về CQCQBC (Điều 12) nhằm tăng cƣờng quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của cơ quan này. Theo đó, CQCQBC phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình. CQCQBC phải cùng với tổng biên tập chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình (Điều 28).

- Hoàn chỉnh Điều 6 về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí. Theo đó, báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân; phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân...

- Một điểm mới nữa là về chính sách tài chính đối với báo chí (Điều 17c). Luật sửa đổi quy định rõ Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển; CQCQBC phải bố trí nguồn tài chính cần thiết; báo chí đƣợc nhận tài trợ tự nguyện; đƣợc tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình; đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, về phí. Luật sửa đổi cũng quy định Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ cho việc xuất bản và phát hành báo chí đến với nhân dân những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đến với cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.

- Luật sửa đổi bổ sung thêm một số quy định về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí cho đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật khác, nâng cao hiệu quả quản lý.

Qua nghiên cứu và sƣu tầm, tác giả đã thống kê đƣợc một số văn bản điển hình của Nhà nƣớc ban hành trong giai đoạn này có nội dung điều chỉnh liên quan đến báo chí là:

- Hiến pháp năm 1992. - LBC sửa đổi năm 1999.

- Nghị định số 51 ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành LBC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LBC.

Trong giai đoạn này, hệ thống PLVBC đƣợc ban hành nhiều hơn thể hiện trên các mặt:

- Đã có các quy định để điều chỉnh loại hình báo chí mới (báo điện tử). Điển hình là các văn bản: Nghị định số 21/CP ngày 5/3/1997 về việc ban hành "Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập sử dụng mạng Internet ở Việt Nam"; Nghị định số 55/CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet…

- Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BTTVTT, hệ thống cơ quan chuyên trách giúp Chính phủ và UBND các cấp quản lý nhà nƣớc về báo chí tiếp tục đƣợc kiện toàn. Về cơ bản hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc thực thi chức năng quản lý nhà nƣớc về báo chí đã đƣợc hình thành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tùy theo vị trí và thẩm quyền pháp lý của mình, các cơ quan này đã, đang thực thi chức năng quản lý nhà nƣớc về báo chí trong phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ ở từng địa phƣơng theo quy định của pháp luật.

- Do yêu cầu thực tiễn, trong giai đoạn này Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật về hoạt động báo chí liên quan đến nƣớc ngoài. Đáng chú ý là các văn bản: Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nƣớc ngoài, các cơ quan, tổ

chức nƣớc ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 98-CP ngày 13/9/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nƣớc ngoài...

Trên cơ sở phân tích ở trên cho thấy, từ khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, Nhà nƣớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đƣợc thành lập tới nay, PLVBC đã từng bƣớc đƣợc đổi mới, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đƣợc pháp luật quy định. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận các quyền ấy có sự khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 95)