Giới hạn của tự do báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 51)

2.1. Tự do báo chí lý luận và khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam

2.1.4. Giới hạn của tự do báo chí

Những luật gia ngƣời Anh thế kỷ XVIII là những ngƣời đầu tiên cố gắng đặt ra các giới hạn cho tự do báo chí. Nổi tiếng trong số đó là thƣợng nghị sĩ Mansfield và chánh án Blackstone. Hai ông cho rằng, luật pháp do tòa án và Quốc hội quyết định cao hơn so với quan niệm tự do báo chí và quyền kiểm soát những vụ lạm dụng báo chí là chức năng của luật pháp. Blackstone cho rằng:

Tự do báo chí thực sự là cần thiết đối với bản chất của một đất nƣớc tự do, nhƣng nó không có nghĩa là không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc xuất bản, cũng nhƣ những vấn đề hình sự hoàn toàn không bị kiểm duyệt khi xuất bản. Mọi công dân tự do đều có quyền thể hiện quan điểm của mình trƣớc công luận; cấm đoán điều đó là phá vỡ tự do ngôn luận; nhƣng nếu anh ta xuất bản những thứ không phù hợp, có hại hay sai luật thì anh ta cần phải chịu hậu quả vì sự liều lĩnh của mình... nhƣ vậy mong muốn của mỗi cá nhân vẫn hoàn toàn tự do; chỉ những hành động lạm dụng sự tự do đó mới bị pháp luật trừng trị. Bằng cách này không một giới hạn nào đƣợc đặt ra đối với sự tự do suy nghĩ và tự do thông tin; sự tự do quan điểm cá nhân vẫn đƣợc tôn trọng; chỉ có sự gieo rắc, truyền bá các quan điểm không tốt nhằm pháhoại xã hội mới là tội ác mà xã hội cần trừng trị [63, tr.95].

Các công ƣớc quốc tế cũng nhƣ luật pháp của các nƣớc đều coi tự do báo chí là một quyền cơ bản nhƣng đó không phải là sự tự do tuyệt đối mà phải có một số giới hạn nhất định.

Điều 19 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định mọi ngƣời đều có quyền tự do có chính kiến và tự do ngôn luận và không bị giới hạn. Tuy nhiên, Điều 29 cũng quy định rõ: “Quyền này được quy định bởi luật pháp nhằm đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng quyền và sự tự do của người khác và nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Tƣơng tự, Điều 10 Công ƣớc châu Âu về Nhân quyền cũng chỉ rõ mọi ngƣời đều có quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, Công ƣớc cũng chỉ rõ:

Việc thực hiện các quyền tự do này, vì nó bao hàm cả quyền lợi và nghĩa vụ, có thể phải chịu sự điều chỉnh của các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt do luật pháp quy định và là điều cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hay an toàn xã hội, nhằm ngăn ngừa tội phạm, mất trật tự xã hội, nhằm bảo vệ sức khỏe, tinh thần, bảo vệ thanh danh hay quyền của những ngƣời khác,

nhằm ngăn ngừa việc phát tán thông tin mật, đảm bảo thẩm quyền và tính không thiên vị của ngành tƣ pháp [82].

Hiến pháp của nhiều nƣớc công nhận QTDBC nhƣng không coi quyền này là tự do tuyệt đối. Ví dụ, Điều 8 Hiến pháp Senegal đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí song cũng coi các quyền này là “đối tƣợng điều chỉnh và bị hạn chế bởi luật và các quy định pháp luật”. Tƣơng tự, Điều 36 (1) Hiến pháp Cộng hòa Kyrgyzstan cũng tuyên bố “truyền thông tự do” nhƣng cũng cụ thể hóa tuyên bố này trong Điều 17 (2):

Hiến pháp và Luật của nƣớc Cộng hòa Kyrgyzstan hạn chế đối với việc thực hiện các quyền và quyền tự do đƣợc cho phép chỉ trong trƣờng hợp nhằm đảm bảo quyền và tự do của ngƣời khác, đảm bảo an toàn và trật tự xã hội, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ trật tự hiến pháp. Nhƣng trong quá trình thực hiện, tinh thần về các quyền và các quyền tự do hợp hiến không đƣợc phép bị ảnh hƣởng [82].

Thực tế, một quốc gia hiếm khi thực hiện tự do báo chí một cách tuyệt đối mà có những hạn chế nhất định. “Một vài hạn chế đối với tự do báo chí được hoàn toàn chấp nhận vì phù hợp với các nguyên lý của chủ nghĩa tự do” [63, tr.102].

Một số hạn chế đối với tự do báo chí thƣờng đƣợc coi là phù hợp khi:

Phải xác định rõ một lợi ích chính đáng; việc hạn chế nên ở phạm vi hẹp, chỉ vừa đủ để đảm bảo lợi ích chính đáng đó; việc hạn chế phải sử dụng từ ngữ chính xác và nên có thời hạn càng ngắn càng tốt; cần phải thể hiện rõ rằng lệnh hạn chế này thực sự thúc đẩy lợi ích đó hoặc để ngăn chặn mối nguy hại đã đƣợc xác định; cần phải có thông báo về lệnh hạn chế và tạo cơ hội để mọi ngƣời phản biện trƣớc khi áp đặt lệnh hạn chế [82].

Vậy những lợi ích nào đƣợc coi là quan trọng và chính đáng, hợp lý để hạn chế tự do báo chí. Thông thƣờng là những vấn đề nhƣ: bảo vệ danh dự cá nhân; cấm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; an ninh quốc gia; QRT.

Bảo vệ danh dự cá nhân. Tất cả các nhà nƣớc dân chủ đều nhận thấy trách nhiệm của mình là bảo vệ danh dự của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, mức độ bảo vệ này lại khác nhau phụ thuộc vào nền văn hóa, chế độ chính trị, pháp lý khác nhau. Một

số quốc gia đã bỏ tù các nhà báo vì đã đƣa tin sai lệch về ngƣời khác. Một số quốc gia khác thì có các đạo luật cho phép khởi tố hình sự các nhà báo vì đã sỉ nhục hoặc xâm hại danh dự quan chức và chính quyền. Ví dụ:

Ở Thổ Nhĩ Kỳ có 11 đạo luật về lăng mạ. Ở Ca mơ run, mọi phát ngôn có tính chất khinh thƣờng tổng thống, phó tổng thống, hay một nguyên thủ quốc gia nƣớc ngoài đều có thể bị trừng phạt tù từ một đến năm năm và/hoặc phải chịu phạt tiền. Một nhà báo “xâm hại hoặc bôi nhọ” danh dự của ngƣời khác có thể bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù ở Achentina. Và thậm chí nƣớc Pháp cũng vẫn đang duy trì đạo Luật 29/7/1881 cho phép trừng phạt báo giới có hành vi lăng mạ tổng thống, thƣợng viện, các quan chức cao cấp của nƣớc ngoài, và quốc kỳ [82]. Tuy nhiên, theo thuyết tự do báo chí, việc bảo vệ danh dự cá nhân của một ngƣời cần phân biệt hai trƣờng hợp. Thứ nhất, những lời lẽ xúc phạm vào một ngƣời với tƣ cách cá nhân bình thƣờng anh ta đƣợc bảo vệ. Thứ hai, cùng con ngƣời này nhƣng với tƣ cách là một ngƣời nổi tiếng, quan chức chính phủ, anh ta lại phải chịu sự chỉ trích công khai.

Tòa án châu Âu về nhân quyền cũng ủng hộ quyền đƣợc chỉ trích các quan chức chính phủ và nhân vật của công chúng khi Tòa khẳng định rằng:

Một chính trị gia “chắc chắn ý thức đƣợc” rằng cuộc sống chính trị của họ sẽ bị theo dõi sát sao bởi báo giới và công chúng, phải sẵn sàng chấp nhận bị chỉ trích gay gắt. Những phán quyết về tội phỉ báng sẽ là “một gáo nƣớc lạnh” đối với báo chí và khiến họ nản chí trong việc thực thi nhiệm vụ của mình với vai trò là “tai mắt của nhân dân” [82].

Bảo vệ quyền riêng tư. Năm 1890, hai luật sƣ ở Boston là Brandeis và Samuel Warren đã công bố một bài viết trên Tạp chí Luật Harvard, với tiêu đề “QRT”, trong đó họ khẳng định:

Báo chí đã vƣợt qua giới hạn hiển nhiên của sự trang trọng và đúng mực. Những câu chuyện tầm phào và không còn chỉ là chuyện của những kẻ rỗi hơi và xấu bụng mà đã trở thành một hành vi thƣơng mại mà ngành báo chí theo đuổi một cách phi đạo đức. Để thỏa mãn ý thích

của một bộ phận độc giả, chi tiết về các mối quan hệ tình dục tràn ngập các trang viết của nhiều nhật báo. Để giành đƣợc độc giả, các tờ báo thi nhau tung lên các bài viết tầm phào liên quan đến đời sống riêng tƣ của cá nhân. Khi những câu chuyện riêng tƣ này chiếm lĩnh các cột báo đến mức chả còn chỗ để viết về những vấn đề thực sự đƣợc cộng đồng quan tâm, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu nhƣ những ngƣời ít hiểu biết và ít suy nghĩ thấu đáo sẽ hiểu nhầm về tầm quan trọng của báo chí [82].

Đến năm 1960, nhà nghiên cứu pháp lý ngƣời Mỹ William Prosser đã đƣa ra bốn lĩnh vực vi phạm QRT: “xâm phạm sự riêng tư; công bố hoặc xuất bản các thông tin riêng tư; mô tả hay kể về người khác sai sự thật; sử dụng trái phép hoặc sử dụng vì mục đích thương mại hình ảnh hay tên gọi của người khác” [82].

Cấm truyền bá các sản phẩm khiêu dâm. Một hạn chế khác đƣợc hầu hết các nƣớc chấp nhận là cấm truyền bá tài liệu kiêu dâm. Rất khó để giải thích thế nào là khiêu dâm. Thƣờng tòa án và cơ quan lập pháp sẽ đƣa ra những xác định cụ thể về thuật ngữ này. Luật về các ấn phẩm khiêu dâm của Anh năm 1959 (sửa đổi) giải thích một ấn phẩm bị cho là khiêu dâm “nếu nó làm suy đồi và thối nát những ngƣời, trong mọi hoàn cảnh, đã đọc, nhìn hoặc nghe nội dung hay hình minh họa của ấn phẩm đó” [82]. Cố Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ Potter Stewart định nghĩa khiêu dâm “tôi chỉ nói đƣợc khi tôi nhìn thấy nó” [82]. Tòa án tối cao Hoa Kỳ năm 1973 đã định nghĩa tác phẩm khiêu dâm là những tác phẩm “nhìn chung là thiếu giá trị văn học, nghệ thuật, chính trị hay khoa học nghiêm túc” [82].

Ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, việc xuất bản hoặc phân phối các sản phẩm kiêu dâm là một tội danh hình sự. Vì vậy, hình thức kiểm duyệt trƣớc khi phát hành thƣờng đƣợc coi là hợp hiến. Nhiều bộ luật quy định rõ ràng việc bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột hoặc tiếp xúc với những ấn phẩm đồi trụy, tuy nhiên, các luật này cũng có sự phân biệt rất rõ ràng giữa sản phẩm khiêu dâm dành cho ngƣời lớn trừ các loại ấn phẩm đặc thù. Ở Mỹ, các hình thức khiêu dâm trẻ em dù là hợp pháp hay không đều không đƣợc hiến pháp bảo vệ. Ở Đức, luật hình sự cấm phát hành các ấn phẩm đồi trụy mô tả hành vi xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, ở một số nƣớc, luật về khiêu dâm có thể đƣợc sử dụng nhƣ một cái cớ để kiểm duyệt các ấn phẩm khác, họ biện hộ rằng

chỉ lọc bỏ các trang web có nội dung đồi trụy nhƣng thực tế lại cho thấy các trang web khiêu dâm thì vẫn có thể đƣợc tiếp cận trong khi các trang web có nội dung tôn giáo, chính trị, chỉ trích chính phủ lại thƣờng xuyên bị chặn.

Bảo vệ an ninh quốc gia. Lý do đƣợc các chính phủ viện dẫn nhiều nhất là an ninh quốc gia. Vấn đề này có tính hai mặt, một mặt không một nhà báo nào muốn làm tổn hại đến an ninh quốc gia thông qua tác phẩm của mình, nhƣng mặt khác các chính phủ có thể vận dụng lý do bảo vệ an ninh quốc gia để biện minh cho những hành vi kiểm duyệt tràn lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 51)