Vai trò của pháp luật về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 67)

2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về báo chí

2.2.4. Vai trò của pháp luật về báo chí

2.2.4.1. Pháp luật - phương tiện quan trọng đảm bảo công dân thực hiện quyền tự do báo chí

Báo chí là một hiện tƣợng xã hội. Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội của con ngƣời nên nó không thể tách khỏi các quy luật vận động, các diễn biến khách quan của xã hội. Vì vậy, khái niệm “tự do báo chí” phải đƣợc đặt trong mối quan hệ với các quy luật tất yếu và sự phát triển xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

Tự dotất yếu là hai phạm trù triết học, biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con ngƣời và vận động của các quy luật tự nhiên và xã hội. Con ngƣời càng nhận thức đƣợc tính tất yếu thì càng có tự do, khi có tự do phải gắn liền với trách nhiệm. Tự do hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có báo chí, chỉ có thể đạt đƣợc khi con ngƣời đặt ra mục tiêu nhất định và đấu tranh để đạt mục đích đó.

Ở Việt Nam, Hiến pháp xác lập quyền tự do dân chủ của công dân, trong đó có QTDBC. Các văn kiện, chỉ thị của Đảng đã khẳng định quan điểm, chỉ đạo của Đảng về vị trí, vai trò, chức năng của báo chí; quyền tham gia hoạt động báo chí của nhân dân; vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đối với báo chí. LBC, các nghị định, chỉ thị, thông tƣ đã cụ thể hóa chính sách, chế độ, QTDBC; trách nhiệm xã hội của NLB và CQBC.

Trong thời đại dân chủ và pháp quyền, ngƣời dân phải biết đƣợc mọi mặt của tình hình đất nƣớc và thế giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho CQBC và nhà báo, gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin...

Trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam cho rằng phải phát huy dân chủ, sử dụng báo chí nhƣ một công cụ quan trọng để phát huy quyền dân chủ đó. Vì vậy, QTDBC cần đƣợc mở rộng nhằm đẩy mạnh thông tin đa chiều với nội dung đa dạng, phong phú và phát huy trí tuệ của nhân dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Nhƣ vậy, PLVBC tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện QTDBC. Chỉ trên cơ sở pháp luật, QTDBC của công dân mới đƣợc đảm bảo một cách đầy đủ.

2.2.4.2. Pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí, nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp

Hoạt động báo chí không chỉ đơn thuần là hoạt động nghề nghiệp thuần túy mà là một lĩnh vực đặc biệt, hết sức nhạy cảm. Sản phẩm tạo ra từ hoạt động báo chí mang những giá trị to lớn, giúp công chúng hiểu rõ các hiện tƣợng trong xã hội và tạo ra dƣ luận xã hội về các vấn đề đó. Chính vì vậy, các quốc gia đều rất coi trọng hoạt động báo chí.

Ở Việt Nam, nhận thức rõ vai trò to lớn của báo chí, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể nội dung hoạt động báo chí. Nội dung đó đƣợc thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí. Theo đó, báo chí phải thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân; phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân... Nhƣ vậy, trách nhiệm của báo chí là phải phản ánh hiện thực khách quan, mang đến cho công chúng những thông tin cần thiết về tình hình trong nƣớc và thế giới một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ nhất.

Đối với các nhà báo, trong hoạt động của mình cũng cần phải xử sự theo quy định của pháp luật. PLVBC quy định cụ thể cách xử sự đƣợc phép (quyền) và những xử sự bắt buộc (nghĩa vụ) của nhà báo. Theo đó, nhà báo có quyền đƣợc khai

thác và đƣợc cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí; đƣợc hƣởng một số chế độ ƣu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí; đƣợc pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; không ai đƣợc đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phƣơng tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Bên cạnh những quyền lợi đó, nhà báo cũng phải có nghĩa vụ đem đến cho công chúng những thông tin trung thực đồng thời phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung tác phẩm báo chí; không đƣợc lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật...

2.2.4.3. Pháp luật - phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí

Trong quản lý đối với hoạt động báo chí, nhà nƣớc có nhiều phƣơng thức, biện pháp khác nhau nhƣ: quản lý bằng pháp luật, bằng tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bằng các chính sách kinh tế - xã hội... Trong đó, quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động báo chí là công cụ hữu hiệu, bởi vì, pháp luật có tính cƣỡng chế, bắt buộc mọi ngƣời phải tuân theo, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc một cách nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Mặt khác, nhà nƣớc cũng dựa vào pháp luật để phát huy quyền lực và kiểm tra, kiểm soát các CQNN và công dân trong việc tổ chức, thực hiện PLVBC.

Một lý do nữa để khẳng định pháp luật là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nƣớc với hoạt động báo chí là: Chỉ có pháp luật mới tạo đƣợc hành lang pháp lý cho các công dân, CQBC thực hiện các hoạt động báo chí. Với tƣ cách là chủ thể quản lý, Nhà nƣớc sử dụng pháp luật để đƣa ra các chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động báo chí. Các hoạt động báo chí vi phạm pháp luật sẽ bị nhà nƣớc ngăn chặn và xử lý.

Ngoài ra, quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Bằng hoạt động của mình, báo chí đã góp phần đáng kể vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội trật tự và chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực.

Hoạt động báo chí là một loại hình hoạt động vừa chịu sự tác động của hệ thống các quy luật phát triển văn hóa - tƣ tƣởng, vừa chịu tác động của hệ thống các quy luật kinh tế. Vì vậy, trong hoạt động báo chí có sự đấu tranh về ý thức hệ biểu hiện cả trên phƣơng diện văn hóa - tƣ tƣởng, cả trong các quan hệ kinh tế. Vì vậy, việc quy phạm hóa các quy luật phát triển vừa phải thể hiện ở phƣơng diện văn hóa tƣ tƣởng, vừa phải thể hiện ở phƣơng diện kinh tế của hoạt động báo chí. Pháp luật phải mở đƣờng cho tự do báo chí đồng thời hạn chế tối đa vi phạm PLVBC.

2.2.4.4. Pháp luật - phương tiện tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với báo chí

Pháp luật là phƣơng tiện đảm bảo cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với báo chí tiến hành thống nhất nhƣng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, ngăn chặn sự lạm quyền đảm bảo cho quản lý nhà nƣớc về báo chí có hiệu lực và hiệu quả.

Ở Việt Nam, " Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về báo chí". Chính phủ có những cơ quan chuyên môn giúp việc cho Chính phủ trong từng lĩnh vực cụ thể đó là các bộ và cơ quan ngang bộ. Giúp việc cho Chính phủ về công tác quản lý báo chí là BTTVTT. Nhƣ vậy, BTTVTT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí. Cục báo chí, cơ quan tham mƣu của Bộ, trực tiếp thực hiện mọi công việc quản lý nhà nƣớc về báo chí.

Một số nhiệm vụ và quyền hạn của BTTVTT liên quan đến quản lý báo chí là: Hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lƣới báo chí trong cả nƣớc, văn phòng đại diện cơ quan thƣờng trú ở nƣớc ngoài của các CQBC Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; Quản lý các loại hình báo chí trong cả nƣớc bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, thông tấn và thông tin trên mạng; Chủ trì giao ban báo chí, quản lý thông tin của báo chí theo quy định của PLVBC...

Đối với những hoạt động báo chí liên quan đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác đòi hỏi có sự quản lý nhà nƣớc thì các bộ liên quan có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí theo quy định của Chính phủ. Chính phủ đã có quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thống nhất quản lý nhà nƣớc về báo chí. Ví dụ: Ban Tuyên giáo Trung ƣơng phối hợp với BTTVTT tổ chức thông tin thƣờng kỳ cho báo chí; Bộ Ngoại giao phối hợp với

BTTVTT trong việc quản lý các hoạt động thông tin báo chí đối ngoại; Bộ Công an có nhiệm vụ phối hợp với BTTVTT trong việc quản lý thông tin trên mạng Internet; Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội phối hợp với BTTVTT xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành báo chí, chế độ tiền lƣơng, nhuận bút đối với tác phẩm báo chí.

Ở địa phƣơng, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí. STTVTT là cơ quan giúp UBND thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về báo chí trên địa bàn của mình. STTVTT có nhiệm vụ quy hoạch báo chí địa phƣơng, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chế độ báo chí địa phƣơng mình và báo chí trung ƣơng và địa phƣơng khác hoạt động trên địa bàn lãnh thổ mình. Ngoài việc tiến hành thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về hoạt động báo chí trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài trên địa bàn lãnh thổ mình, STTVTT có nhiệm vụ thực hiện các quy định và hƣớng dẫn khác của BTTVTT khi cần thiết.

2.2.4.5. Vai trò đặc thù của pháp luật về báo chí ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngoài những vai trò nhƣ đã phân tích ở trên, pháp luật còn có vai trò quan trọng là thể chế hóa đƣờng lối, chính sách báo chí của Đảng. Đảng cộng sản là một bộ phận đồng thời giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó lãnh đạo Nhà nƣớc là trực tiếp và chủ yếu nhất. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển hệ thống báo chí; định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng trong nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ; lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong CQBC; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong CQBC; lãnh đạo thể chế hoá đƣờng lối, quan điểm của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động báo chí.

Trong các phƣơng thức lãnh đạo trên, lãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các chỉ thị, nghị quyết đó không thể tự tạo ra đƣợc môi trƣờng pháp lý cho quản lý nhà nƣớc với hoạt động báo chí. Chỉ khi đƣờng lối, chính sách về báo chí của Đảng đƣợc thể chế hóa thành pháp luật thì nó có sức mạnh bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo.

nƣớc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nƣớc đã cụ thể hóa thành nội dung quản lý nhà nƣớc về báo chí (Điều 17 LBC). Đồng thời, LBC cũng thể hiện những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác báo chí, khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân; nêu rõ những nhiệm vụ và quyền hạn của NLB; quy định trách nhiệm, quyền hạn của Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, cá nhân, CQBC phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với báo chí ở Việt Nam cho thấy, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về báo chí đƣợc ban hành trên cơ sở đƣờng lối, chính sách báo chí của Đảng. Ở mỗi giai đoạn, quan điểm, chính sách báo chí của Đảng đều có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, nên PLVBC cũng đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam, cần phải nắm vững, quán triệt các chủ trƣơng, chính sách về báo chí của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 62 - 67)