Những tiêu chí cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 75)

2.3. Những tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật về báo chí

2.3.2. Những tiêu chí cụ thể

QTDBC thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng, thuộc về quyền con ngƣời, rất nhạy cảm. Vì thế, bên cạnh những tiêu chí hoàn thiện PLVBC nói chung, còn có những tiêu chí cụ thể, đặc thù riêng.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về báo chí phải đảm bảo quyền tự do báo chí.

Tự do báo chí là quyền con ngƣời. Đó là quyền của tất cả mọi ngƣời, chứ không riêng chỉ nhà báo, CQBC. PLVBC để bảo vệ tự do báo chí chứ không phải để hạn chế tự do. Vì vậy, hoàn thiện PLVBC phải đảm bảo QTDBC bởi quyền này có ý nghĩa quan trọng trên ba phƣơng diện chính. Một là, tạo tiền đề giải phóng năng lƣợng trí tuệ của mỗi con ngƣời và xã hội, tập hợp, khơi dậy nguồn lực trí tuệ của toàn dân vào việc xây dựng và phát triển đất nƣớc; hai là, trao cho nhân dân quyền, điều kiện và công cụ giám sát công quyền và chống lạm dụng hay tha hóa quyền lực để bảo vệ chế độ, bảo đảm phát triển bền vững; ba là, tự do báo chí thể hiện trình độ văn minh xã hội và văn hóa chính trị cũng nhƣ trình độ và văn hóa dân cƣ [52, tr.246, 247].

Ở Việt Nam, QTDBC là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền này đƣợc Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Để đảm bảo cho QTDBC đƣợc thực thi, Nhà nƣớc đã ban hành các luật, nghị định, thông tƣ, quy chế liên quan đến báo chí, xuất bản. Việc làm trên đã tạo ra hành lang pháp lý cho báo chí phát triển, NLB đƣợc tự do tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hội nhập với báo chí khu vực và thế giới.

Những năm qua, báo chí Việt Nam đã phát triển vƣợt bậc về loại hình và số lƣợng CQBC, kỹ thuật phát hành, chế bản và đặc biệt là nội dung, chất lƣợng thông tin. Các CQBC đều có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, đƣợc pháp luật bảo hộ. Trên các ấn phẩm báo chí ghi rõ địa chỉ, điện thoại liên lạc và đƣờng dây nóng để đảm bảo cho quyền đƣợc thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí cho mọi ngƣời dân.

Trên thực tế, báo chí Việt Nam thực sự là một kênh thông tin quan trọng đối với mọi tầng lớp nhân dân. Báo chí đang ngày càng có ảnh hƣởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, những vấn đề “nóng” đã đƣợc phản ánh kịp thời, chính xác, công khai góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội, nâng cao dân chủ. Qua đó, các cấp chính quyền, nhà quản lý đã đƣa ra đƣợc những quyết sách kịp thời, sát thực tiễn, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân. Thông qua báo chí, đã có hàng vạn ý kiến của nhân dân đóng góp vào dự thảo văn kiện các kỳ đại hội Đảng, gần đây nhất là Đại hội XI (số lƣợng ý kiến tăng 150% so với Đại hội X; đặc biệt có những ý kiến dài tới 300 trang giấy của một cán bộ hƣu trí ở Thành phố Hồ Chí Minh); nhiều chủ trƣơng, chính sách của chính quyền nhƣ: xây dựng tuyến đƣờng sắt cao tốc Bắc-Nam, xây dựng khách sạn ở Công viên Thống Nhất (Hà Nội), các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long… thông qua báo chí, đã đƣợc nhân dân ta thảo luận, phản biện sôi nổi, dân chủ.

Hoàn thiện PLVBC phải đảm bảo đƣợc về thực chất QTDBC của nhân dân, đảm bảo cho nhà báo làm tốt sứ mệnh thông tin phục vụ nhân dân trong khuôn khổ pháp luật. Tất nhiên, cần có những chế định cần thiết đề phòng hành vi lạm dụng QTDBC làm phƣơng hại đến lợi ích của nhân dân, đất nƣớc nhƣng chỉ nên vừa đủ để răn đe, phòng ngừa, không nên đƣa ra nhiều ràng buộc và cấm đoán quá mức cần thiết, gây cảm giác nặng nề [108, tr.278]. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về báo chí phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế sự can thiệp, kiểm duyệt của nhà nước. Nhƣ chúng tôi đã phân tích, một trong những đặc điểm quan trọng của thuyết tự do báo chí chính là hạn chế sự can thiệp, kiểm duyệt của nhà nƣớc. Trong cuốn “Tự do báo chí và phát triển”, tác giả Clement Asante cho rằng, “tự do báo chí là không chịu sự kiểm soát của chính phủ, có quyền tự trị, và hoạt động như là cơ quan quyền lực thứ tư để kiểm soát ba nhánh quyền lực khác trong nhà nước” [52, tr.247]. Tƣơng tự, Merill và GS.TS. Everette E. Dennis cũng khẳng định, báo chí có quyền truyền đạt ý kiến, quan điểm và thông tin mà không chịu bất kỳ sự kiềm chế nào từ chính phủ [52, tr.247]. Không những không phải chịu sự kiểm soát của nhà nƣớc, báo chí còn không chịu bất kỳ sự can thiệp, chi phối nào từ các chủ thể khác. David H. Weaver đã nhận xét, “tự do báo chí là không có bất

kỳ sự can thiệp nào của chính phủ và các thế lực khác đối với truyền thông; báo chí không những không chịu sự can thiệp từ bên ngoài mà còn có những điều kiện cần thiết để truyền đạt ý kiến và quan điểm tới đông đảo công chúng” [52, tr.247].

C. Mác cũng đã từng nói: “Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt đó là sự quái dị không có tính cách của thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa” [91]. Điều 2 LBC hiện hành của Việt Nam cũng khẳng định rõ báo chí không bị kiểm duyệt trƣớc khi in, phát sóng. Vì vậy, theo tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện PLVBC là phải có khả năng phòng ngừa những sự can thiệp vô cớ từ phía nhà nƣớc; gạt bỏ tƣ duy không quản lý đƣợc thì cấm, quản cho chặt. Đồng thời. việc hạn chế QTDBC chỉ đƣợc quy định trong trƣờng hợp thật cần thiết ở tầm đạo luật và vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013).

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về báo chí phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt. Tính chất hàng hóa của báo chí thể hiện ở chỗ sản phẩm làm ra để bán. Lợi nhuận từ kinh doanh báo chí chủ yếu từ bán báo và quảng cáo. Hàng hóa phải có nơi tiêu thụ, tức phải có thị trƣờng báo chí. Đây là nơi diễn ra quá trình mua, bán sản phẩm báo chí, thực hiện những hợp đồng quảng cáo hoặc những cam kết tài trợ để thông qua đó quảng bá cho thƣơng hiệu. Hàng hóa tham gia thị trƣờng đều chịu sự tác động của quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh và các quy luật khác. Tuy nhiên, báo chí khác hàng hóa khác ở chỗ nó không lấy lợi nhuận làm mục đích cao nhất và duy nhất mà đặt lợi ích chính trị, văn hóa tinh thần của xã hội lên hàng đầu. Lợi ích xã hội ở đây là lợi ích của đất nƣớc và nhân dân. Hơn nữa, nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN phải có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc Việt Nam có hệ thống chính sách và ngân sách hỗ trợ, đảm bảo cho những lợi ích của toàn dân, trong đó có báo chí. Vì vậy, không thể quan niệm sản xuất và lƣu thông sản phẩm báo chí theo các phƣơng pháp sản xuất hàng hóa thông thƣờng. Không nên nhấn mạnh vấn đề cạnh tranh báo chí để hạ thấp tính tƣ tƣởng, tính nhân văn, tính chân thật của báo chí và ngƣợc lại.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề kinh tế trong báo chí đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu khách quan bởi Nhà nƣớc Việt Nam chủ trƣơng dần xóa bỏ bao cấp đối với hầu hết các CQBC. Mỗi CQBC muốn tồn tại và phát triển cần phải có thu để trả lƣơng, trang bị phƣơng tiện kỹ thuật, đóng góp tài chính cho ngân sách nhà nƣớc.

Vì vậy, quá trình hoàn thiện PLVBC cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình để báo chí phát triển.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về báo chí phải nâng cao vị trí, vai trò của báo chí. Làm báo là hoạt động lao động sáng tạo. Đây cũng là đặc trƣng mang tính tất yếu của mọi hình thức lao động. Lao động sáng tạo trong báo chí có những đặc trƣng riêng nhƣ: tính thƣờng xuyên và liên tục; tính khách quan; tính chính trị; tính thực tiễn; tính khẩn trƣơng. Báo chí là hoạt động có tính sáng tạo cao, vì vậy hoàn thiện PLVBC cũng phải có tính sáng tạo, chủ động cao.

Báo chí cũng là một hoạt động luôn biến động, phát triển đòi hỏi phải có sự ứng phó nhanh nhạy, kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật, tìm kiếm biện pháp giải quyết tình huống phát sinh một cách hiệu quả nhất nên trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm PLVBC cũng phải có tính chủ động, sáng tạo. Việc ban hành pháp luật phản ánh đƣợc những nhu cầu phát triển của báo chí là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về báo chí.

Để báo chí thực hiện đƣợc những nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình, Nhà nƣớc phải có những chính sách hợp lý nhằm bảo hộ cần thiết, có điều kiện đối với báo chí - một lĩnh vực sản xuất ra hàng hóa đặc biệt; xóa bỏ bao cấp đồng thời có chính sách đầu tƣ đúng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với báo chí. Điều này đòi hỏi quá trình hoàn thiện PLVBC phải đảm bảo cho báo chí quyền tự chủ, chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình; đồng thời phải xác định rõ cơ chế vận hành giữa Nhà nƣớc - chủ sở hữu - và báo chí (với tƣ cách là đối tƣợng bị quản lý) sao cho Nhà nƣớc vừa thực hiện đƣợc sự quản lý của mình mà vẫn không can thiệp quá sâu vào hoạt động của báo chí, báo chí linh hoạt trong hoạt động song vẫn chịu sự tác động, kiểm soát của Nhà nƣớc với cả hai tƣ cách (chủ sở hữu và cơ quan quản lý mang tính công quyền). Có nhƣ vậy quản lý nhà nƣớc về báo chí vừa hiệu quả vừa nâng cao đƣợc vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)