Các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 98)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

3.1. Pháp luật về báo chí ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay

3.1.3. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến báo chí

Thứ nhất, quy định quyền tự do báo chí theo tinh thần dân chủ, đề cao quyền vốn có của con người. Quyền con ngƣời mang đặc tính tự nhiên, vốn có, con ngƣời vốn sinh ra đƣợc tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn đƣợc tự do và bình đẳng về quyền lợi... Tuy nhiên, các quy định của Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam về quyền con ngƣời nói chung, QTDBC nói riêng có thể “gây cảm giác” rằng quyền con ngƣời không phải là quyền vốn có do Tạo hoá ban cho con ngƣời mà do Nhà nƣớc ban cho ngƣời dân. “Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể, nhưng nhiều quy định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt Nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền” [85, tr.7].

Đồng thời, cách quy định: “Nhà nƣớc phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thƣ viện và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác” vô hình chung sẽ dẫn đến cách hiểu Nhà nƣớc nhƣ là chủ thể “sáng tạo” ra quyền con ngƣời chứ không phải là chủ thể “tôn trọng” quyền con ngƣời. Chúng ta cần hiểu rằng, “Nhà nước không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con người mà đầu tiên, Nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền của cá nhân” [149, tr.58].

Trong Hiến pháp năm 2013, so với Hiến pháp năm 1992, Chƣơng về quyền con ngƣời đƣợc chuyển từ vị trí Chƣơng 5 lên Chƣơng 2 không phải là một sự thay

đổi cơ học thuần túy mà đánh dấu một sự thay đổi lớn về nhận thức. Quyền con ngƣời cũng không chỉ đề cập ở Chƣơng 2 mà ở nhiều chƣơng khác.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã tách bạch quyền con ngƣời và quyền công dân. Đây là nhận thức đúng, quyền con ngƣời là đối với mọi ngƣời, còn công dân thì chỉ là ngƣời Việt Nam mà không bị tƣớc quyền công dân.

Khắc phục cách thức quy định theo kiểu Nhà nƣớc ban phát, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các quyền theo cách con ngƣời có quyền, công dân có quyền. Điều này có nghĩa là bản thân con ngƣời, công dân có các quyền này; đó là các quyền tự nhiên vốn có chứ không phải là sự ban phát, trao quyền của Nhà nƣớc.

Thứ hai, quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền tự do báo chí. Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ trách nhiệm: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm QTDBC. Từ đó, đặt ra trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể, của tất cả các CQNN, công chức, viên chức và các tổ chức trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân.

Đặc biệt, chƣơng về Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát đều quy định rõ các chủ thể này phải bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Cụ thể, Chính phủ có trách nhiệm bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân; Viện Kiểm sát có trách nhiệm bảo vệ quyền công tố, quyền con ngƣời; Tòa án có trách nhiệm bảo vệ công lý, quyền công dân. Bộ máy nhà nƣớc đƣợc lập ra để bảo vệ quyền con ngƣời. Cách tiếp cận quyền con ngƣời này cơ bản giống nhƣ các nhà nƣớc khác trên thế giới.

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 119 rằng, cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Theo đó, bảo vệ Hiến pháp cũng chính là cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời.

Một trong những điểm quan trọng nhất là lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc thực hiện những công ƣớc quốc tế, trong đó có những công ƣớc liên quan đến quyền con ngƣời mà Việt Nam đã tham gia. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Ở nước CHXHCN Việt Nam, quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế - văn hóa - xã hội được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ”.

Thứ ba, giới hạn sự can thiệp của Nhà nước vào quyền tự do báo chí. Hiện nay, trong lĩnh vực quyền công dân, có một số quan điểm cho rằng:

(i) Chúng ta nên tập trung vào việc quy định hạn chế quyền lực nhà nƣớc và bảo đảm quyền công dân [46, tr.138-140]; (ii) Quyền lực của Nhà nƣớc càng đƣợc chế ƣớc vừa đảm bảo sự điều tiết của Nhà nƣớc, vừa có sự giới hạn nhất định đối với quyền lực nhà nƣớc thì quyền con ngƣời càng nhiều, quyền công dân càng dễ dàng thực hiện hơn trong thực tế [125, tr.8]; (iii) Tôn trọng quyền con ngƣời là yêu cầu cốt lõi của nhà nƣớc pháp quyền. Nếu pháp luật là tối cao mà pháp luật đó vô nhân đạo, nếu sự phân công quyền lực chỉ là sự “chia chác” chức quyền, thì đó chỉ thực sự là những biểu hiện của nhà nƣớc độc tài, nhà nƣớc chuyên chế, mà không thể là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Nhà nƣớc luôn có xu hƣớng lạm dụng quyền lực mà vi phạm đến quyền lợi của nhân dân. Để tránh đƣợc điều này, thì nhân dân trao quyền cho Nhà nƣớc một cách hạn chế, để: thứ nhất, Nhà nƣớc không đƣợc có hành vi xâm phạm quyền con ngƣời; thứ hai, Nhà nƣớc phải đảm bảo cho nhân dân thực thi quyền con ngƣời [45, tr.294].

Có thể khẳng định đây là các quan điểm đúng đắn; bên cạnh việc hạn chế quyền lực nhà nƣớc nó còn xác định trọng trách của Nhà nƣớc phải bảo đảm việc thực hiện các quyền công dân. Đồng thời, Nhà nƣớc cũng không thể để mặc công dân thực hiện quyền nhƣ thế nào, mà cần trợ giúp cho công dân trong các trƣờng hợp cần thiết.

Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14). Việc hạn chế quyền con ngƣời, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải “theo quy định của luật”. Quy định nhƣ trên tránh tình tránh tình trạng xâm phạm quyền; phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các chủ thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)