Cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 152 - 153)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

4.4. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về báo chí

4.4.3. Cải cách bộ máy, cơ chế quản lý báo chí

Xây dựng và hoàn thiện đƣợc một hệ thống các quy phạm PLVBC khoa học và phù hợp là một yêu cầu tiên quyết và quan trọng nhƣng để nó đƣợc áp dụng và phát huy hiệu lực, hiệu quả thì cần phải xây dựng và hoàn thiện các quy định nhằm cải cách bộ máy, cơ chế và đội ngũ quản lý thích hợp.

Về bộ máy quản lý

Thứ nhất, cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa BTTVTT với các bộ, ngành nhƣ: nhiệm vụ cung cấp và quản lý thông tin giữa BTTVTT với Ban Tuyên giáo Trung ƣơng; nhiệm vụ quản lý hoạt động báo chí nƣớc ngoài tại Việt Nam giữa BTTVTT với Bộ Ngoại giao.

Thứ hai, ở địa phƣơng, cần xây dựng các quy định mới và cụ thể hơn để tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ để nâng cao vai trò của các STTVTT. Bởi, hiện nay STTVTT chỉ là cơ quan giúp việc cho UBND trong việc quản lý nhà nƣớc về báo chí nên nhiều khi rất thụ động, phụ thuộc vào cấp trên, trong khi đó, UBND có quá nhiều việc phải giải quyết nên khâu quản lý báo chí nhiều khi bị buông lỏng và rất trì trệ. Vì vậy, phải có một cơ chế thích hợp để tăng tính chủ động của cơ quan quản lý báo chí ở các địa phƣơng. Ngoài ra, trong thời gian tới, BTTVTT cần có những quy định và kế hoạch phân cấp quản lý nhiều hơn cho các CQQLNN về báo chí ở địa phƣơng.

Thứ ba, triển khai áp dụng phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý nhà nƣớc về báo chí. Hiện nay, BTTVTT là cơ quan đƣợc Chính phủ giao cho quản lý nhà nƣớc về báo chí mà trực tiếp là Cục Báo chí. Tuy nhiên, Cục Báo chí mới đƣợc thành lập từ năm 2002 đến nay trên cơ sở kiện toàn Vụ Báo chí nên số lƣợng cán bộ còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu, trình độ có hạn, đầu việc nhiều nên đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin, phƣơng pháp quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý báo chí là việc làm cấp thiết. Đƣợc nhƣ vậy vừa tinh giản đƣợc biên chế theo chủ trƣơng chung của Đảng, Nhà nƣớc vừa quán xuyến công việc một cách có hiệu quả.

Về cơ chế quản lý

chồng chéo, chƣa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến phƣơng thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan trong quản lý nhà nƣớc về báo chí. Cụ thể là:

Xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nƣớc về báo chí; định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa CQQLNN, cơ quan chỉ đạo, CQCQBC, ngƣời đứng đầu CQBC.

Cần hình thành sớm một quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa BTTVTT với ban ngành hữu quan liên quan đến quản lý nhà nƣớc về báo chí, giữa CQQLNN ở trung ƣơng và địa phƣơng, cơ quan quản lý và CQCQBC. Cơ chế này phải đảm bảo sự điều hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng thời kiểm soát đƣợc liên tục hoạt động báo chí, tránh hiện tƣợng đánh trống bỏ dùi, dễ làm khó bỏ, đùn đẩy công việc cho nhau, trách nhiệm không rõ ràng. Cơ chế này cần phải sớm đƣợc cụ thể hóa thành văn bản pháp quy, làm chỗ dựa pháp lý cho việc vận hành toàn bộ bộ máy lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)