Quan niệm về báo chí, tự do báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

2.1. Tự do báo chí lý luận và khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam

2.1.1. Quan niệm về báo chí, tự do báo chí

2.1.1.1. Quan niệm về báo chí

Theo Đại từ điển tiếng Việt, báo chí là các loại báo và tạp chí nói chung [153, tr.112]. Khái niệm này còn đơn giản, chƣa nói đƣợc tính chất truyền tải thông tin, chủ thể của báo chí và nhất là trong xu thế phát triển công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, nó chƣa bao quát đƣợc đầy đủ các loại hình báo chí.

PGS. TS Lê Thanh Bình cho rằng: Báo là sản phẩm văn hóa tinh thần, gắn với công nghệ in ấn hàng loạt, đó là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin thời sự và đƣợc phát hành rộng rãi trong công chúng, xã hội [14, tr.20]. Quan điểm này về cơ bản là hợp lý khi coi báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần, truyền tải những thông tin thời sự, đƣợc phát hành rộng rãi trong công chúng, xã hội. Tuy nhiên, tác giả đã không chỉ ra cụ thể các chủ thể của báo chí.

Ở góc độ tiếp cận lý thuyết, báo chí đƣợc coi là “những tƣ liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tƣợng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều đặn” [52, tr.54]. Quan niệm này chỉ mới nhìn bề ngoài - sản phẩm báo chí, có thể nhìn thấy mà chƣa phản ánh đƣợc những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất phức tạp bên trong của hiện tƣợng xã hội này [52, tr.54, 55].

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS. TS Nguyễn Văn Dững đề cập đến hai quan niệm báo chí đối lập nhau giữa giai cấp tƣ sản và vô sản. Theo quan điểm nổi trội nhất của giai cấp tƣ sản, báo chí là phƣơng tiện thông tin - thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị, “không can dự vào cuộc đấu tranh giai cấp”; báo chí độc lập với chính trị, là “quyền lực thứ tƣ” (giám sát cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) [52, tr.55, 56]. Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phƣơng tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận

tƣ tƣởng - văn hóa; báo chí là bộ phận không thể tách rời trong tổ chức của Đảng cộng sản; là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng [52, tr.56].

Theo tác giả, cả hai quan điểm trên đều có những hạt nhân hợp lý. Quan điểm về báo chí của giai cấp tƣ sản đã nêu bật đƣợc các thuộc tính cơ bản (tính khách quan, độc lập nhất định) và chức năng, “sức mạnh” của báo chí (giám sát). Tuy nhiên, quan điểm này quá nhấn mạnh đến vai trò quyền lực của báo chí mà coi nhẹ tính chính trị của báo chí. Bởi bất cứ trong xã hội nào, các lực lƣợng chính trị cũng luôn tìm mọi cách để chi phối báo chí; coi nó nhƣ công cụ hữu hiệu để giành và củng cố quyền lực chính trị của mình. Quan điểm về báo chí của giai cấp vô sản đã khẳng định đƣợc vai trò to lớn của báo chí khi coi đó là “công cụ thể hiện quyền lực chính trị”, là cơ quan ngôn luận, bộ phận không thể tách rời trong tổ chức Đảng. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chƣa bao quát đƣợc các loại hình báo chí bởi khi Internet ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, thì đã xuất hiện các loại hình mới nhƣ: báo chí công dân, nhà báo công dân. Ngoài ra, quan điểm này mới chỉ nhìn thấy việc sử dụng báo chí là công cụ để phục vụ cho mục đích chính trị, tổ chức đời sống xã hội từ phía chính trị, mà chƣa thấy đƣợc vai trò xã hội của báo chí là thông tin, phản ánh trung thực khách quan các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống thƣờng nhật của nhà nƣớc, xã hội, hay là phƣơng tiện để tạo dƣ luận xã hội, phản biện xã hội.

Về phƣơng diện pháp luật, theo Điều 1 LBC hiện hành thì: Báo chí ở nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, CQNN, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Quan niệm này cũng chỉ nói tới vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội và những chủ thể báo chí có tính truyền thống ở các nƣớc XHCN, trong điều kiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế mạnh mẽ, công nghệ thông tin và mạng xã hội có vai trò quan trọng, các chủ thể tham gia quan hệ hoạt động báo chí đa dạng hơn nên việc LBC chỉ liệt kê một số chủ thể báo chí nhƣ trên là chƣa khoa học, chƣa phản ánh đầy đủ đƣợc các chủ thể báo chí trong môi trƣờng dân chủ, pháp quyền hiện nay.

news, newspaper để chỉ loại ấn phẩm chuyển tải tin tức, xuất bản liên tục, đều kỳ [81, tr.33].Trong tiếng Anh, Journalism (nhà báo) bắt nguồn từ Journal - nhật ký, điều này cũng nói lên rằng nhà báo chính là những ngƣời ghi lại lịch sử hàng ngày.

Từ những quan niệm trên, có thể đi đến cách hiểu về báo chí nhƣ sau: Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, bao gồm những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội, do các chủ thể báo chí hợp pháp ấn hành.

Liên quan đến khái niệm báo chí, có một số thuật ngữ cần làm rõ nhƣ: truyền thông (communication), truyền thông đại chúng (mass communication), phƣơng tiện truyền thông đại chúng (mass media).

Truyền thông: Tùy theo cách tiếp cận và nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Riêng Frank Dance, trong công trình nghiên cứu của mình về “Khái niệm cơ bản về truyền thông”, xuất bản năm 1970 đã nêu tới 15 định nghĩa truyền thông của các tác giả trên nhiều góc độ khác nhau [112, tr.9].

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả định nghĩa truyền thông nhƣ sau: Đó là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức [112, tr.13].

Việc có nhiều quan niệm và cách giải thích khác nhau về thuật ngữ truyền thông nói lên tính đa dạng, phức tạp, nhiều sắc thái của nó; nhìn nhận và quan niệm nhƣ thế nào tùy thuộc vào góc độ, vị trí, quan điểm của từng nhà nghiên cứu.

Truyền thông đại chúng: là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng [117, tr.10]. Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phƣơng thức thực hiện truyền thông, ngƣời ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau: sách; báo; điện ảnh; phát thanh; truyền hình; quảng cáo; Internet; băng, đĩa hình và âm thanh.

Nhƣ vậy, thuật ngữ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để chỉ công cụ, kỹ thuật và công nghệ thực hiện truyền thông. Còn thuật ngữ truyền thông đại chúng là để chỉ quá trình và hoạt động, quy mô, phạm vi truyền thông: đại chúng về nguồn

phát (nhà báo, chính khách, công chúng, doanh nghiệp…), đại chúng về phƣơng tiện truyền tải, kênh truyền tin và công nghệ thông tin (báo, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Internet, kỹ thuật số, truyền thông đa phƣơng tiện…), đại chúng về công chúng tiếp nhận thông tin (nam nữ, trẻ già, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo…).

Trong thực tế, ngƣời ta vẫn hay nhầm lẫn giữa báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Vậy giữa chúng có quan hệ nhƣ thế nào? Chúng là hai hay là một?

Báo chí là một từ Hán đƣợc dịch và bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt trƣớc khi thuật ngữ phƣơng tiện truyền thông đại chúng đƣợc du nhập và sử dụng sau này. Trong thực tế, theo thói quen vẫn tồn tại đồng thời các cách gọi: báo chí, phƣơng tiện truyền thông đại chúng, phƣơng tiện thông tin đại chúng để chỉ các ấn phẩm báo in, các chƣơng trình phát thanh, truyền hình và các báo điện tử mà ít khi gây ra sự hiểu nhầm, dù rằng xét về nội hàm, khái niệm báo chí hẹp hơn, chỉ bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Hay nói cách khác, thuật ngữ báo chí ngày nay đƣợc hiểu nhƣ một bộ phận quan trọng của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, khi nói về truyền thông đại chúng, ngƣời ta thƣờng đặc biệt nhấn mạnh vai trò, vị trí của báo chí, thậm chí còn dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng. Báo chí là bộ phận cơ bản, cốt lõi, mang những nét bản chất của truyền thông đại chúng.

Trong lý luận báo chí, truyền thông đại chúng là phạm trù nền tảng, phạm trù trung tâm của hoạt động báo chí. Xem xét vị trí, vai trò của báo chí trong hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng là xem xét bộ phận cốt lõi, chủ yếu của truyền thông đại chúng. Ngƣợc lại, truyền thông đại chúng là thuật ngữ cơ bản nhất của lý luận báo chí, nên việc tìm hiểu nó là cơ sở để tìm hiểu các vấn đề khác trong hoạt động báo chí nói chung.

2.1.1.2. Quan niệm về tự do báo chí

Bàn về quan niệm thế nào là tự do báo chí có rất nhiều quan điểm khác nhau. Ở các chế độ xã hội khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau thì tự do báo chí cũng đƣợc hiểu theo các cách khác nhau.

Theo ngữ nghĩa thông thƣờng, tự do báo chí đƣợc hiểu là thoát ly khỏi mọi sự ràng buộc, mọi sự hạn chế, mọi sự cấm đoán đối với báo chí [118, tr.61].

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả cho rằng:

“Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành cho mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình một cách công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng, không hề bị một sự lệ thuộc, một sự hạn chế nào” [112, tr.144].

Hocking, thành viên của Ủy ban Tự do báo chí cho rằng, “tự do nghĩa là được quyền hành động (i) không dưới sự kìm hãm hay kiểm soát từ bên ngoài (ii) và với bất cứ công cụ nào cần thiết” [63, tr.165]. Điều đó có nghĩa là nói đến tự do là phải nói đến hiệu quả của nó. Chỉ nói với một ngƣời là họ có quyền tự do giành lấy mục tiêu của mình là không đủ; mà cần phải cung cấp cho họ những công cụ cần thiết để đạt đƣợc mục đích đó.

Trong Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 cũng đã khẳng định tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do có chính kiến và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do giữ các quan điểm mà không bị can thiệp, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào mà không bị giới hạn” [82].

Hiến pháp của các quốc gia cũng có cách tiếp cận tƣơng tự các quyền này. Điều 25 Hiến pháp Bỉ năm 1831 ghi rõ: “Báo chí được tự do; không bao giờ được thiết lập sự kiểm duyệt nào; không được yêu cầu an ninh từ các tác giả, các nhà xuất bản và các nhà in. Khi tác giả của một tác phẩm báo chí được biết rõ và đang cư trú ở Bỉ, không được truy tố nhà xuất bản, nhà in hay nhà phát hành” [82].

Nhƣ vậy, có thể hiểu một cách khái quát về tự do báo chí nhƣ sau: Tự do báo chí là một trong những quyền căn bản nhất của con người; thể hiện quan điểm, ý chí, tình cảm của mình trước các vấn đề của đời sống xã hội qua phương tiện thông tin đại chúng mà không bị một sự lệ thuộc, hạn chế, can thiệp nào; được các công ước quốc tế, hiến pháp và pháp luật quốc gia công nhận. Tuy nhiên, tự do báo chí ở nước này hay nước khác, chế độ này hay chế độ khác có mức độ khác nhau.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng tự do báo chí

2.1.2.1. Sự ra đời và phát triển học thuyết tự do báo chí trên thế giới

thực tế ở cuối thế kỷ XVIII [63, tr.19].Để hiểu đƣợc các nguyên lý chi phối ngành báo chí dƣới chế độ dân chủ, cần phải hiểu đƣợc triết học cơ bản về chủ nghĩa tự do trong giai đoạn phát triển ở thế kỷ XVII, XVIII [63, tr.78]. Theo chủ nghĩa tự do, hạnh phúc của cá nhân là mục tiêu của xã hội và con ngƣời với tƣ cách là một cá thể có tƣ duy có thể đƣa ra quyết định có lợi cho bản thân mình.

Đóng góp quan trọng của chủ nghĩa tự do vào lĩnh vực báo chí chính là khẳng định tầm quan trọng của cá nhân, sức mạnh tƣ duy và quan niệm về những quyền lợi tự nhiên mà tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí đã trở thành một phần trong đó [63, tr.85]. Cố Giáo sƣ Carl Becker đã nhận xét:

Học thuyết dân chủ về tự do ngôn luận và tự do báo chí, dù chúng ta có coi đó là quyền lợi tự nhiên và không thể chối bỏ đƣợc hay không, đều dựa trên những giả thiết nhất định. Một trong số đó là việc con ngƣời khao khát tìm hiểu sự thật và có xu hƣớng bị dẫn dắt bởi sự thật đó. Một giả thiết khác là phƣơng pháp tiếp cận sự thật duy nhất trong một thời gian dài là tranh luận tự do trong thị trƣờng mở. Một giả thiết khác là vì con ngƣời luôn luôn có sự bất đồng ý kiến, nên mỗi ngƣời phải đƣợc phép đề xuất ý kiến một cách tự do và thậm chí là tích cực, miễn là anh ta phải tôn trọng quyền lợi đó của những ngƣời khác. Và giả thiết cuối cùng là từ sự so sánh và khoan dung giữa các ý kiến, ý kiến nào hợp lý nhất sẽ đƣợc đƣa ra và nhìn chung sẽ đƣợc chấp nhận [63, tr.85].

Vào cuối thế kỷ XVIII, các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do đã đƣợc đƣa vào hiến pháp các quốc gia nhằm bảo vệ tự do ngôn luận và tự do báo chí. Những ngƣời đã đóng góp quan trọng cho thành quả này là: John Milton (thế kỷ XVII), John Erskine và Thomas Jefferson (thế kỷ XVIII), John Stuart Mill (thế kỷ XIX).

Trong cuốn Luận về tự do xuất bản (xuất bản năm 1644), John Milton cho rằng, bằng cách rèn luyện tƣ duy con ngƣời có thể phân biệt xấu và tốt, sai và đúng, và để có khả năng này con ngƣời cần đƣợc tiếp cận không giới hạn tới ý tƣởng và suy nghĩ của ngƣời khác. Chân lý là xác định và có thể chứng minh đƣợc; nó sẽ bộc lộ sức mạnh khi đƣợc đặt trong một “cuộc đối đầu mở và tự do”. John Milton đã

phát triển các khái niệm đƣơng thời về “thị trƣờng mở cho các ý tƣởng” và “quá trình tự cân bằng”:

Hãy để những ngƣời có ý tƣởng tự do thể hiện bản thân. Những gì đúng đắn và có cơ sở sẽ tồn tại; những gì sai và không có căn cứ sẽ thất bại. Chính phủ nên đứng ngoài cuộc chiến và không thiên vị cho bất kỳ bên nào. Và mặc dù những tƣ tƣởng sai có thể chiến thắng tạm thời, nhƣng những tƣ tƣởng đúng đắn bằng cách lui về phòng thủ, củng cố thêm sức mạnh và thông qua quá trình tự cân bằng cuối cùng sẽ tồn tại [63, tr.86]. Milton cũng công nhận quyền tự do tranh luận có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, ông muốn có sự tự do trong công tác kiểm duyệt của nhà nƣớc để những ngƣời nghiên cứu nghiêm túc đƣợc đề xuất những ý tƣởng trung thực, cho dù có sự khác biệt.

Ngƣời có khả năng hùng biện nhất trong nhóm triết học thế kỷ XVIII ở Anh là John Erskine. Để bào chữa cho các nhà xuất bản trƣớc lời buộc tội vi phạm luật pháp, ông đã đƣa ra những nguyên lý chủ nghĩa tự do về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Erskine đã nêu rõ quan điểm của mình khi biện hộ cho Paine vì xuất bản cuốn Quyền con ngƣời:

Luận điểm mà tôi muốn duy trì để làm nền tảng cho sự tự do báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)