Một số đặc điểm của thuyết tự do báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 46)

2.1. Tự do báo chí lý luận và khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam

2.1.3. Một số đặc điểm của thuyết tự do báo chí

Có nhiều quan điểm về thuyết tự do báo chí, tuy nhiên các quan điểm đều thống nhất rằng, thuyết tự do có một số đặc điểm sau:

2.1.3.1. Hạn chế sự kiểm duyệt của nhà nước

Wiliam Blackstone (1723-1780), thẩm phán, thành viên bồi thẩm đoàn, giáo sƣ ngƣời Anh đã khẳng định rằng: “Tự do báo chí thực sự là điều thiết yếu đối với bản chất của một nhà nước tự do nhưng điều này phải đặt trên nền tảng là không có những hạn chế trước đối với các ấn phẩm, chứ không phải dựa trên việc không bị kiểm duyệt để tìm ra vấn đề hình sự sau khi đã được phát hành” [82].

Theo Blackstone, quyền cấp giấy phép của Chính phủ Anh, quyền kiểm duyệt các CQBC là một hình thức ngầm hạn chế tự do ngôn luận. Bởi bằng cách yêu cầu ngừng xuất bản ấn phẩm thậm chí ngay cả trƣớc khi chúng đƣợc công bố, Chính phủ “bóp nghẹt” việc thảo luận và những bất đồng chính kiến.

Sự kiểm duyệt chính là sự hạn chế do nhà nƣớc đặt ra đối với tự do báo chí. Có nhiều hình thức kiểm duyệt nhƣ: cấp giấy phép bắt buộc; thuế và phí đặc biệt; rà soát bắt buộc trƣớc khi xuất bản; kiểm duyệt các sản phẩm báo chí vi phạm trƣớc

hoặc trong khi xuất bản; tịch thu sản phẩm gây xúc phạm; các hình phạt sau xuất bản (hình phạt hình sự, bồi thƣờng thiệt hại theo tố tụng dân sự).

Trong số các hình thức trên, cấp giấy phép bắt buộc gây ra nhiều tranh cãi nhất. Cấp giấy phép vừa xác định những ai có thể là nhà báo vừa quy định các tiêu chí về việc thế nào là đƣa tin và bình luận có thể đƣợc chấp nhận. Việc cấp giấy phép đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, cơ chế này giúp đảm bảo rằng chỉ những ngƣời có đủ phẩm chất và đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp mới đƣợc phép hành nghề báo; ngoài ra một số tổ chức quốc tế chủ trƣơng cấp giấy phép nhằm bảo vệ các nhà báo khỏi sự sách nhiễu của Chính phủ. Pháp luật quốc tế cũng không quy định rõ vấn đề này. Chẳng hạn, Điều 10 Công ƣớc châu Âu về Nhân quyền đảm bảo quyền tự do “trƣớc sự can thiệp của các cơ quan công quyền” nhƣng cũng không quy định cấm các yêu cầu về cấp phép: “Điều luật này không ngăn cản các nhà nƣớc yêu cầu giấy phép hoạt động đối với các công ty điện ảnh, hay các hãng phát thanh và truyền hình”. Thứ hai, một số nhà nƣớc và tổ chức lợi dụng việc cấp giấy phép để hạn chế tự do báo chí. Leonard Sussman, thành viên ngôi nhà Tự do có trụ sở ở New York cho rằng: “Giấy phép của Chính phủ đối với báo chí là một thứ vũ khí kiểm duyệt lỗi thời” [82]. Việc cấp phép đòi hỏi hoạt động của các CQBC phải đƣợc Chính phủ thông qua. Nó tạo ra một phƣơng thức khác để kiểm soát báo chí và thúc đẩy hành vi tự kiểm duyệt: “Nói ngắn gọn, cơ chế này tạo điều kiện cho việc tự kiểm duyệt, hạn chế tranh cãi và sự bất đồng quan điểm” [82]. Ngoài ra, việc không có giấy phép có thể là lý do để bắt giữ các nhà báo hoặc trục xuất họ khỏi một quốc gia, và các Chính phủ có thể thu hồi giấy phép của nhà báo mà họ muốn đình chỉ hoạt động. Nhƣ Ủy ban Quốc tế Nghiên cứu các vấn đề truyền thông năm 1980 đã báo cáo trƣớc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp Quốc (UNESCO): “Quy trình cấp phép có thể dẫn đến các hạn chế khắt khe ảnh hưởng tới tinh thần của các nhà báo; trên thực tế, chỉ những nhà báo được cấp giấy phép hành nghề mới nhận được sự bảo vệ” [82].

Đôi khi những quy định quá nhiều về trách nhiệm và nghĩa vụ của các CQBC, các nhà báo trong các văn bản luật cũng là một cách kiểm duyệt của các nhà nƣớc. Một số nƣớc đòi hỏi báo chí phải xuất bản “dữ liệu đã đƣợc kiểm chứng” hay “sự thật”.

Điều 20 (d) Hiến pháp Tây Ban Nha ghi rõ: “Các quyền này được công nhận và bảo vệ... trong việc tự do gửi hay nhận thông tin xác thực dưới bất kỳ hình thức nào” [82].

Tất nhiên là các nhà báo đều cần phải tôn trọng sự thật, sự chính xác nhƣng khái niệm này lại luôn thay đổi theo thời gian; nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay, khi tin nóng xuất hiện, điều ban đầu tƣởng là sự thật có thể hóa ra lại không chính xác.

Thedore Peterson, giáo sƣ danh dự Đại học Iilinois, nguyên chủ nhiệm khoa truyền thông đã viết:

Nếu tự do báo chí hƣớng tới sự thật thì Chính phủ phải đặt giới hạn về mức độ can thiệp, quản lý hoặc kìm nén tiếng nói của báo chí hoặc kiểm soát thông tin ảnh hƣởng tới đánh giá của công chúng. Chính phủ nên đặt ra giới hạn cho mình, không chỉ đơn thuần vì quyền tự do biểu đạt phản ánh nhu cầu quan trọng của cộng đồng mà còn bởi quyền lợi về đạo đức. Nó là quyền lợi đúng đắn vì nó có một phần trách nhiệm bên trong [63, tr.168].

2.1.3.2. Bảo vệ nguồn tin

Một trong những đặc điểm quan trọng của tự do báo chí là nhà báo có quyền đƣợc bảo vệ nguồn tin mật và thông tin chƣa công bố. Các nhà báo phải có khả năng đảm bảo với các nguồn tin của mình rằng danh tính của họ sẽ đƣợc giữ kín để khích lệ họ cung cấp thông tin một cách tự do, thoải mái. Các nhà báo cũng phải có khả năng bảo vệ kết quả có đƣợc từ các nguồn tin trƣớc sự kiểm soát của nhà nƣớc hoặc các tổ chức tƣ nhân nhằm duy trì quyền độc lập của mình bởi nếu không có đặc quyền này, báo chí sẽ không có khả năng giám sát nhà nƣớc và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Bảo vệ nguồn tin là một trong những điều kiện quan trọng cho tự do báo chí. Nếu không có sự bảo vệ đó, các nguồn tin sẽ e ngại không cung cấp thông tin cho báo chí để đƣa đến những vấn đề công chúng thực sự quan tâm. Kết quả là vai trò giám sát của báo chí sẽ suy giảm; báo chí khó có khả năng cung cấp những thông tin chân thực, nhanh nhạy.

tin. Nhà báo Mỹ Miller (Mỹ) đã từng tuyên bố trƣớc tòa rằng bà sẽ không tiết lộ nguồn tin cung cấp dù bà có bị giam giữ bao lâu:

Nếu ngƣời ta không tin tƣởng nhà báo sẽ giữ bí mật, thì nhà báo sẽ không thể hoạt động đƣợc và không thể có cái gọi là tự do báo chí.... Quyền bất tuân thủ dân sự dựa vào lƣơng tâm của mỗi cá nhân, nó là điều cơ bản trong hệ thống của chúng ta và đã đƣợc trân trọng trong suốt lịch sử [36, tr.156].

Tuy nhiên, quyền bảo vệ nguồn tin không phải là tuyệt đối mà có những ngoại lệ nhƣ: không thể lấy đƣợc nguồn tin này từ bất kỳ nguồn nào khác không liên quan đến báo chí, sau khi đã sử dụng hết các biện pháp khác; thông tin này rất quan trọng để giải quyết một vụ việc nào đó (ví dụ bằng chứng đối với một tội phạm đã có tội danh); tòa án thấy rằng lợi ích cho cộng đồng cho việc tiết lộ lớn hơn việc không tiết lộ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định một lợi ích khác có thể lớn hơn quyền căn bản về tự do báo chí này. Thƣờng thì các trƣờng hợp này liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn cho ngƣời dân.

2.1.3.3. Đảm bảo tối đa quyền tiếp cận thông tin nhất là thông tin nhà nước

Việc đƣợc đảm bảo tối đa quyền TCTT của nhà báo nhất là thông tin nhà nƣớc có vai trò quan trọng cho tự do báo chí nói riêng cũng nhƣ xây dựng nền dân chủ nói riêng.

Về cơ bản, mục đích chính của báo chí giúp tìm ra sự thật, hỗ trợ cho quá trình giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách đƣa ra các căn cứ và ý kiến làm tiền đề cho việc đƣa ra quyết định. Đặc trƣng cơ bản của quá trình này là sự tự do và thoát khỏi sự kiểm soát và chi phối của nhà nƣớc. Cho nên:

Nhà nƣớc không có quyền can thiệp vào việc trình bày quan điểm của phe đối lập. Vì vậy, chức năng của báo chí đã đƣợc nâng lên thành một tổ chức chính trị. Nó có nhiệm vụ giữ cho nhà nƣớc không vƣợt quá giới hạn của mình. Theo lời Jefferson, báo chí đã hình thành một sự kiểm soát nhà nƣớc mà không một tổ chức nào có thể làm đƣợc [63, tr.97]. Thực tế đã chứng minh rằng, việc báo chí nói riêng và công chúng nói chung đƣợc tiếp cận các thông tin của nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng nhất là trong xã

hội dân chủ hiện nay. Việc tiếp cận này đảm bảo trách nhiệm giải trình của nhà nƣớc trƣớc ngƣời dân. Một thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã viết:

Các luật về tự do thông tin cho phép dân chúng biết rõ Chính phủ đang làm gì lúc này, và cả những gì mà Chính phủ đã làm trong quá khứ. Bằng cách này, quyền tự do TCTT của Chính phủ là một công cụ đắc lực để đấu tranh phòng chống tham nhũng và xây dựng lòng tin của dân chúng [82].

Đánh giá về vai trò của tự do TCTT của báo chí, John W. Johnson cho rằng, báo chí chính là đèn pha soi sáng chính quyền:

Nói tóm lại, giới truyền thông có một lịch sử là luôn luôn muốn thử sự co giãn của quy định về tự do ngôn luận trong Tu chính án (Mỹ) bằng cách thách thức những toan tính muốn giới hạn những điều họ nói về chính trị và xã hội và bằng lập luận hăng say là “công chúng có quyền đƣợc biết”. Nhƣ vậy là phải vì tự do báo chí - dù rằng đôi khi cũng đi quá trớn vƣợt ra khỏi giới hạn thế nào là hay, là tốt - là một thành phần cốt yếu để bảo vệ một xã hội dân chủ. Thomas Jefferson cho rằng, tự do báo chí là yếu tố tốt nhất để bảo đảm tự do và ông sẵn sàng chấp nhận những sự quá đáng do tự do báo chí đem lại để có đƣợc các lợi ích là luôn luôn nhận đƣợc các phê bình giúp cho hoạt động chính quyền thêm sáng tỏ [83, tr.340].

Nhận thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của vấn đề TCTT từ nhà nƣớc nên các công ƣớc quốc tế cũng nhƣ pháp luật các nƣớc đều quy định rõ vấn đề này.

Điều 19 Công ƣớc quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị đều đảm bảo quyền tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt mọi thông tin tùy theo sự lựa chọn. Hàm nghĩa của điều luật này thể hiện sự tự do thông tin.

Điều 9 Công ƣớc Liên hiệp châu Phi (AU) về Phòng chống tham nhũng (Hiệp ƣớc này đã đƣợc 40/53 nƣớc thành viên AU ký kết) cũng nêu rõ: “Mỗi quốc gia thành viên của liên hiệp phải thông qua các điều luật và các biện pháp khác nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả quyền tiếp cận bất kỳ thông tin nào phục vụ cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các vấn đề có liên quan” [82].

2.1.3.4. Tư tưởng xuyên suốt của học thuyết là ý tưởng tự do, cạnh tranh tự do

Các thuyết gia của chủ nghĩa tự do cho rằng, trong vô số thông tin từ báo chí, có một số thông tin đến với công chúng bị sai và không có căn cứ. Tuy nhiên, nhà nƣớc không có quyền hạn chế các thông tin này. Bởi nếu làm nhƣ vậy, nhà nƣớc sẽ có xu hƣớng ngăn chặn và hạn chế các thông tin ảnh hƣởng xấu đến nhà nƣớc hay đối lập với ý kiến của những nhà lãnh đạo. Giải pháp thay thế cho vấn đề này là để cho công chúng tiếp cận nhiều nguồn thông tin, trong đó có thông tin sai, đúng hoặc cả hai yếu tố. Sau cùng, công chúng sẽ là ngƣời quyết định tiếp nhận, loại bỏ hết những thông tin không phù hợp với thị hiếu và chấp nhận những thông tin phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và xã hội. Đó chính là quy trình “tự cân bằng”.

Những ngƣời theo thuyết tự do báo chí cũng cho rằng, trong một xã hội dân chủ, công chúng sẽ đƣợc tiếp cận với vô số nguồn thông tin. Vì vậy, hãy để tất cả những ngƣời có ý kiến về các vấn đề công khai đƣợc thể hiện bản thân mình dù điều họ nói là đúng hay sai, vấn đề quan trọng là hãy để công chúng là ngƣời quyết định cuối cùng. Trên thực tế, có thể có những ngƣời có khả năng diễn thuyết vƣợt trội, có năng lực thể hiện bản thân, có khả năng tiếp cận công chúng nhiều hơn ngƣời khác nhƣng nguyên lý cơ bản vẫn là mọi ngƣời cho dù có khả năng hay không có khả năng đều có cơ hội ngang nhau trong “thị trƣờng ý tƣởng tự do”.

Thuyết tự do báo chí cũng phản đối sự độc quyền của nhà nƣớc đối với báo chí. Bởi theo học thuyết, bất kỳ ai có khả năng, cho dù ngƣời đó là công dân của nƣớc đó hay ngƣời nƣớc ngoài đều có cơ hội đƣợc sở hữu và điều hành một công ty truyền thông. Lĩnh vực báo chí mở ra cơ hội cho tất cả mọi ngƣời không phân biệt ai miễn là có khả năng về vốn, quản lý điều hành.... để sở hữu một công ty truyền thông. Điều này có nghĩa là báo chí sẽ đƣợc tƣ hữu hóa và đem ra cạnh tranh trong một thị trƣờng tự do. Sự thành công hay thất bại của công ty truyền thông sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Trên thực tế, lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng làm hài lòng khách hàng và sự thành công của công ty sẽ do công chúng quyết định.

Vấn đề kinh tế của truyền thông đại chúng chƣa bao giờ đƣợc các nhà theo thuyết tự do đối diện trực tiếp. Họ từ chối khoản đầu tƣ của nhà

nƣớc vì nó sẽ dẫn đến sự chi phối, và họ tin tƣởng hệ thống tƣ bản của doanh nghiệp tƣ nhân sẽ tìm ra cách [63, tr.99].

Trong quá trình lịch sử, những phƣơng tiện truyền thông khác nhau đã hình thành những biện pháp kinh tế khác nhau. Phƣơng tiện in ấn, chủ yếu là sách phụ thuộc vào việc bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Báo và tạp chí, phát thanh, truyền hình thì lại tìm ra đƣợc nguồn thu “béo bở” từ quảng cáo. Từ đây, hình thành chức năng mới của ngành báo chí là là thúc đẩy tiêu thụ và bán hàng hóa. “Sự phát triển của quảng cáo như là một nguồn hỗ trợ tài chính của ngành báo chí đặc biệt phổ biến ở Vương quốc Anh và Mỹ, và ở những quốc gia mà báo và tạp chí ít chịu sự chi phối của nhà nước” [63, tr.99].

Nhƣ vậy, những ngƣời theo chủ nghĩa tự do báo chí cho rằng, bất kỳ ai có khả năng tài chính đều có thể tham gia vào lĩnh vực báo chí và sự tồn tại của anh ta phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong sự cạnh tranh với các công ty cùng hƣớng tới một thị trƣờng.

2.1.3.5. Kiểm soát báo chí bằng công cụ “tự điều tiết”

Ở hầu hết những xã hội dân chủ, công cụ kiểm soát chính là hệ thống tòa án. Ở Mỹ, tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng vì tòa án không chỉ áp dụng luật của nhà nƣớc vào lĩnh vực báo chí mà còn quyết định khi nào các cơ quan khác của Chính phủ đang vƣợt quá quyền hạn của mình trong việc áp đặt hạn chế mâu thuẫn với sự bảo hộ tự do báo chí trong Hiến pháp Mỹ. Tòa án cũng chính là chủ thể quyết định giới hạn mà nhà nƣớc có thẩm quyền đối với báo chí.

Tuy nhiên, cách giải quyết của tòa án không phải bao giờ cũng hiệu quả. Ngoài ra, một số vụ kiện thƣờng đòi hỏi rất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc và đôi khi không dẫn đến những kết quả nhƣ các bên mong đợi. Vì thế, cơ chế tự điều tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)