Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 121)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, đất nƣớc Việt Nam đã giành đƣợc độc lập 70 năm nhƣng phải mất 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, để lại nhiều hậu quả nặng nề, nếp sống thời chiến tranh và sự điều hành nhà nƣớc chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính đã tạo nên thái độ xem nhẹ vai trò của pháp luật từ phía ngƣời dân cũng nhƣ sự buông lỏng quản lý của CQNN. Từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay đã tạo ra nhu cầu lớn về pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật nhƣng thói quen ứng xử bằng pháp luật vẫn chƣa hình thành nếp trong xã hội. Nhận thức về vai trò của pháp luật nói chung, PLVBC nói riêng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Mặt khác, mãi đến những năm đổi mới, nhà nƣớc pháp quyền XHCN mới trở thành một khái niệm chính trị - pháp lý chính thức trong xã hội ta và để từ đó đƣợc hiện thực

hoá trong sự nghiệp đổi mới và trở thành một trong những nền tảng của công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay. Do đƣợc xây dựng trên nền tảng của một hệ thống chính trị - pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trƣờng, nên pháp luật nói chung, PLVBC nói riêng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. LBC năm 1989 lại đƣợc ban hành trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế, các quan hệ xã hội đang trong quá trình thay đổi nên nhiều quy định chƣa phù hợp. Năm 1999, LBC tuy đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng sau 16 năm thực hiện đã bộc lộ rất nhiều bất cập, lạc hậu so với thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản PLVBC chưa được coi trọng. Việc không thƣờng xuyên rà soát dẫn đến không kịp thời phát hiện đƣợc những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với hoạt động báo chí. Ngoài ra, một số văn bản PLVBC đã đƣợc kiểm nghiệm trên thực tiễn trong một thời gian khá dài nhƣng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu để hợp nhất vào LBC gây nên sự tản mát trong hệ thống PLVBC, rất khó để các chủ thể nắm bắt và thực hiện.

Ví dụ, văn bản có thời gian kiểm nghiệm thực tế lâu nhất (gần 20 năm) là Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nƣớc ngoài, các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành theo Thông tƣ liên bộ số 84-TTLB- BVHTT-BNG ngày 31/12/1996 và đƣợc thay thế bằng Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 với nội dung tƣơng tự. Các quy định này cần đƣợc nghiên cứu để đƣa thành một bộ phận của LBC bởi chỉ trừ quy định phóng viên nƣớc ngoài phải có giấy phép hoạt động thông tin - báo chí và thẻ phóng viên nƣớc ngoài do Bộ Ngoại giao cấp, quyền tác nghiệp của phóng viên nƣớc ngoài về cơ bản không khác so với nhà báo Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, chúng ta không nên giữ mãi tình trạng phân biệt nhà báo Việt Nam, nhà báo nƣớc ngoài bằng những văn bản quy phạm khác nhau. Ngoài ra, Nghị định 88 trên chỉ điều chỉnh đƣợc hành vi của văn phòng đại diện và phóng viên thƣờng trú, phóng viên không thƣờng trú, phóng viên tháp tùng đoàn đại biểu nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam mà không điều chỉnh đƣợc những hoạt động xuyên biên giới bằng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ phỏng vấn qua điện thoại, thƣ điện tử và các hình thức truyền hình trên Internet [130, tr.2].

Bên cạnh đó, một số vấn đề lý luận PLVBC chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống; còn có ý kiến khác nhau, chƣa thống nhất. Việc tổng kết công tác thi hành PLVBC chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, toàn diện dẫn đến những vƣớng mắc, bất cập trong PLVBC chậm đƣợc phát hiện để có biện pháp sửa đổi, bổ sung kịp thời. Việc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm PLVBC đôi khi là giải pháp tình thế; thiếu sự thống nhất cao về tƣ tƣởng, đƣờng lối xây dựng và hoàn thiện PLVBC.

Thứ ba, việc quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí thiếu cân đối, lãng phí, tràn lan. CQQLNN về báo chí còn bị động trong công tác tham mƣu cho Chính phủ để tổ chức, sắp xếp, quy hoạch toàn diện mạng lƣới báo chí; chƣa có sự phân loại báo chí để có chính sách đầu tƣ thỏa đáng và quản lý hiệu quả.

Kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội năm 2014 cho thấy, hiện nay đang có sự bất cập trong hệ thống CQBC, đặc biệt là hệ thống phát thanh - truyền hình. Ngoài các đài phát thanh - truyền hình trung ƣơng, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều có 1 đài phát thanh - truyền hình với hạ tầng truyền dẫn phát sóng riêng. Trong khi đó năng lực thực tế của đa số các đài địa phƣơng chỉ sản xuất 1 - 2 giờ chƣơng trình tin tức địa phƣơng mình, còn chủ yếu là tiếp sóng đài trung ƣơng và chiếu phim giải trí gây lãng phí lớn trong đầu tƣ. Riêng Đài Truyền hình trung ƣơng, ngoài cơ sở chính ở Hà Nội còn có 5 chi nhánh truyền hình khu vực (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ). Việc hoạt động của các đài khu vực song song với các đài địa phƣơng trên cùng địa bàn dẫn đến tình trạng chồng lấn sóng, trùng lắp thông tin, cạnh tranh không lành mạnh về quảng cáo [144, tr.5].

Ngoài đài phát thanh - truyền hình tỉnh, mỗi huyện lại có đài phát thanh - truyền hình riêng. Các đài cấp huyện ngoài việc tiếp sóng, một số đài cũng làm nhiệm vụ sản xuất tin, bài và đƣa tin trực tiếp từ cơ sở nhƣ một CQBC, tuy nhiên do chƣa đƣợc coi là CQBC nên chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp để hệ thống này đƣợc quản lý và hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, không chỉ có rất nhiều các tờ báo ở trung ƣơng, mỗi tỉnh đều có ít nhất một tờ báo địa phƣơng. Các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, trƣờng học, hội nghề nghiệp đều có báo, tạp chí chuyên ngành của mình. Ngoài ấn phẩm chính,

nhiều CQBC xin phép xuất bản thêm một hoặc một vài ấn phẩm phụ. Ngoài một số ít báo điện tử là CQBC chính thức, đa số cơ quan báo in đều có ấn phẩm điện tử.

Việc cho phép CQBC ra thêm nhiều ấn phẩm phụ, nhiều kênh truyền hình mà chƣa căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế, lại thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nên không ít ấn phẩm có nội dung không tốt, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và sự nghiêm túc, lành mạnh của thị trƣờng báo chí.

Sự phát triển đa dạng các loại hình báo chí và mô hình hoạt động của CQBC đòi hỏi cần có lộ trình quy hoạch phù hợp. Tuy nhiên, CQQLNN về báo chí chƣa làm tốt công tác tham mƣu cho Chính phủ để tổ chức, sắp xếp lại mạng lƣới báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, trùng lặp về tôn chỉ mục đích, đặc biệt trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Ngày 30/12/2008, Bộ TT&TT mới chỉ ban hành Hƣớng dẫn số 4318/BTTTT-HD về công tác quy hoạch, sắp xếp lại mạng lƣới báo chí in trên cả nƣớc. Còn Đề án quy hoạch báo chí toàn quốc đến nay vẫn chƣa đƣợc phê duyệt. Điều đó khiến cả Trung ƣơng và các địa phƣơng đều lúng túng trong việc sắp xếp lại mạng lƣới các CQBC [144, tr.5].

Thứ tư, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý CQBC và công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề báo vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, ngoài những quy định chung trong LBC và Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật, vẫn chƣa có văn bản cụ thể nào quy định tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo CQBC. Vì vậy, vẫn còn tình trạng tùy tiện trong điều động và bổ nhiệm. Riêng trong năm 2013 cả nƣớc bổ nhiệm 169 lãnh đạo CQBC, trong đó có 72 tổng biên tập, 97 phó tổng biên tập; 124 trƣờng hợp thuộc khối báo chí Trung ƣơng, 35 trƣờng hợp thuộc báo chí địa phƣơng. Có 9 trƣờng hợp cơ quan chủ quản không thực hiện việc thỏa thuận bổ nhiệm theo Luật định trong đó 3 trƣờng hợp báo chí Trung ƣơng và 6 trƣờng hợp thuộc báo địa phƣơng. Trong năm 2013, trong số 169 lãnh đạo CQBC đƣợc bổ nhiệm có 43 trƣờng hợp đƣợc điều từ các ngành khác về và chƣa kinh qua hoạt động báo chí [41, tr.5].

Một thực tế cho thấy, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa cán bộ quản lý và đối tƣợng quản lý. Việc tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nƣớc về báo chí gặp khó khăn, cán bộ đƣợc tuyển dụng còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn quản lý. Các nhóm đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực báo chí đƣợc đào

tạo không đồng đều. Nhóm đối tƣợng là những ngƣời trực tiếp tác nghiệp và những ngƣời làm công tác khoa học báo chí đƣợc đào tạo bài bản; trong khi đó nhóm đối tƣợng là những ngƣời làm công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí chƣa có chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng riêng, phù hợp với thực tế công việc [28, tr.5].

Thứ năm, cơ chế quản lý hoạt động báo chí chưa rõ ràng , còn chồng chéo ; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hiện nay, vai trò chỉ đạo của CQCQBC trong mối quan hệ với Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý vẫn chƣa thực sự rõ ràng, tạo nên nhiều tầng nấc quản lý trung gian trùng lặp trách nhiệm khiến CQBC có điều kiện ỷ lại, dựa dẫm mà làm suy giảm sự năng động, sáng tạo của CQBC. Mặt khác, do không rõ chức năng, nhiệm vụ của mình nên một số cơ quan chủ quản đã lạm dụng quyền hạn dẫn đến hạn chế sự phát triển của tờ báo, trở thành lực lƣợng kìm hãm, gây khó khăn cho tờ báo. Ngoài ra, một số cơ quan chủ quản không giải quyết dứt điểm, kịp thời các vấn đề, vụ việc đƣợc phản ánh, thậm chí, có biểu hiện bao che cho ngƣời đứng đầu CQBC, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vƣợt cấp, khiến nội bộ CQBC mất đoàn kết kéo dài. Một số cơ quan chủ quản không hỗ trợ CQBC tháo gỡ khó khăn, thậm chí có trƣờng hợp khiến CQBC phải giải thể. Ví dụ nhƣ Báo “Sài Gòn Tiếp thị” (cơ quan chủ quản trƣớc đây là Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ Tp Hồ Chí Minh - UBND Thành phố Hồ Chí Minh) đã bị thu hồi giấy phép xuất bản ngày 26/2/2014 và nay trở thành một ấn bản của “Thời báo Kinh tế Sài Gòn” (thuộc Sở Công thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh [144, tr.14].

Ở địa phƣơng, đối với những CQBC do địa phƣơng xin phép thành lập thì UBND cấp tỉnh vừa là cơ quan chủ quản, vừa là CQQLNN ở địa phƣơng về báo chí dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, thiếu khách quan, công bằng. Ngoài ra, chƣa có quy định cụ thể về sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan chủ quản, CQQLNN, CQBC, HNB, Ban Tuyên giáo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến nay, PLVBC đã trở thành phƣơng tiện quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực báo chí, góp phần thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong mỗi thời điểm lịch sử. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, PLVBC đã từng bƣớc đƣợc đổi mới và hoàn thiện, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận các quyền ấy có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử.

2. Hiến pháp năm 2013 là đạo luật cơ bản, giữ vai trò quyết định khung khổ và cấu trúc của toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Với việc ban hành Hiến pháp mới năm 2013, nhiều quy định trong các hệ thống văn bản PLVBC nói chung, LBC nói riêng không còn phù hợp. Vì vậy, phải rà soát lại toàn bộ các quy định của hệ thống PLVBC, từ đó sửa đổi toàn diện để tạo sự thống nhất giữa PLVBC theo và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013. Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số điểm còn hạn chế của PLVBC hiện hành so với Hiến pháp năm 2013 là: Cách quy định về QTDBC vẫn theo kiểu do Nhà nƣớc ban phát; chƣa quy định rõ trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ QTDBC; quy định về giới hạn QTDBC chƣa phù hợp với Hiến pháp năm 2013; việc nộp lƣu chiểu hạn chế QTDBC; chƣa có quy định cụ thể về quyền TCTT từ phía CQNN.

3. Mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nhƣng PLVBC ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhƣợc điểm nhƣ: một số văn bản quy phạm PLVBC có sự chồng chéo; chƣa kịp điều chỉnh một số vấn đề bức xúc của thực tiễn hoạt động báo chí; một số nội dung liên quan đến báo chí chƣa đƣợc quy định cụ thể.

4. Những nhƣợc điểm của PLVBC do nhiều nguyên nhân nhƣ: công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản PLVBC chƣa đƣợc coi trọng; việc quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí thiếu cân đối, lãng phí, tràn lan; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý CQBC và công tác đào tạo , bồi dƣỡng nghề báo vẫn còn nhiều hạn chế ; cơ chế quản lý hoạt động báo chí chƣa rõ ràng , còn chồng chéo; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)