Quan điểm hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 134)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam

Hoàn thiện PLVBC là một yêu cầu khách quan trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do sự đa dạng trong nội dung điều chỉnh của PLVBC; tính chất nhạy cảm của báo chí, nên quá trình hoàn thiện PLVBC phải quán triệt quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về báo chí hướng tới đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý báo chí. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với báo chí. Cách thức trao đổi, thu nhận thông tin ngày càng đa dạng, hiện đại hơn; sự tham gia ngày càng sâu rộng của mạng xã hội trong hoạt động báo chí; sự phát triển nhanh và mạnh của các loại hình báo chí đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự lãnh đạo, quản lý báo chí.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội chủ yếu đƣợc thông qua Nhà nƣớc. Ở lĩnh vực báo chí, đó là việc Nhà nƣớc thể chế hoá quan điểm, đƣờng lối của Đảng thành luật pháp, chính sách về báo chí.

Để báo chí đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới, cần phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trên ba vấn đề cơ bản: nội dung, phƣơng châm và cách thức lãnh đạo đối với báo chí. Về đổi mới nội dung lãnh đạo, cần tích cực, sắc bén, chủ động, kịp thời trong việc dự báo, định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng, nhất là trƣớc những vấn đề phức tạp, nhạy cảm; đặc biệt quan tâm tới tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc đƣợc phản ánh qua báo chí. Về phương châm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí cần kịp thời nhƣng phải đảm bảo khoa học, có tình có lý, tránh áp đặt, mệnh lệnh. Về phương thức, cần tiếp tục xây dựng, bổ sung thêm các quy định, quy chế tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí. Tiếp tục thể chế hóa đƣờng lối, quan điểm của Đảng bằng việc hoàn thiện pháp luật báo chí. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản của báo chí. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho các CQBC.

Định hƣớng lãnh đạo báo chí là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, hƣớng chứ không phải đƣờng. Nhà lãnh đạo chỉ hƣớng. Anh em tự tìm đƣờng. Không có con đƣờng vạch sẵn, cũng không nên xây xa lộ cho nhà báo. Trên mặt đất vốn không có đƣờng, nhiều ngƣời đi thành đƣờng, ngƣời xƣa chẳng từng nói vậy sao! [151].

cầu đối với quản lý nhà nƣớc về báo chí là: (i) Quản lý nhà nƣớc về báo chí phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn. (ii) Quản lý về báo chí phải đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và trong khuôn khổ của pháp luật. (iii) Phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý hiệu quả toàn bộ hệ thống báo chí cũng nhƣ từng CQBC. Thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu mới của hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trƣớc tác động của cơ chế thị trƣờng, mọi hoạt động của báo chí luôn đối mặt với nguy cơ tự phát. Do vậy, lãnh đạo, quản lý báo chí phải đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm của tình hình mới, phòng ngừa và hạn chế tiêu cực. Bên cạnh đó, cũng cần đề phòng khuynh hƣớng nhân danh sự lãnh đạo, quản lý để bóp nghẹt sức năng động, sáng tạo của các cơ quan cũng nhƣ cá nhân nhà báo. Quản lý chặt chẽ chính là điều kiện bảo đảm cho báo chí phát triển đúng quy hoạch, phù hợp quy mô, số lƣợng, tránh lãng phí. Nhƣng báo chí là một bộ phận thuộc lĩnh vực sáng tạo văn hoá, tinh thần, rất cần những khoảng trống riêng nhƣ V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh. Do vậy, quản lý báo chí đòi hỏi phải vừa mềm dẻo, vừa nguyên tắc mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. (iv) Quản lý nhà nƣớc về báo chí phải bắt kịp trình độ phát triển cao của phƣơng tiện kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại. Bản thân sự quản lý phải chứa đựng hàm lƣợng công nghệ cao và đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng đƣợc. Điều này kéo theo việc các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành có khuôn khổ pháp lý phù hợp với nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ truyền thông. (v) Quản lý nhà nƣớc và PLVBC phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trƣờng, quy luật cung cầu. Báo chí đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhƣng điều đó không đƣợc dẫn đến khuynh hƣớng “thƣơng mại hóa” một cách tràn lan. Nhu cầu thông tin và đƣợc thông tin cần có sự giao lƣu quốc tế. Sự giao lƣu này ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. PLVBC phải phù hợp với các chuẩn mực và cam kết mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Thứ hai, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp. QTDBC chỉ có thể trở thành quyền cơ bản của công dân khi quốc gia nơi mà con ngƣời sinh sống ghi nhận quyền đó

trong Hiến pháp và tạo ra một cơ chế pháp lý bảo đảm nó đƣợc thực hiện trên thực tế. Theo Jane Kirley:

Nền báo chí sẽ phát triển tốt nhất ở những nơi mà tính pháp quyền đƣợc tôn trọng. Một nền báo chí tự do đƣợc bảo vệ tốt nhất thông qua hiến pháp của quốc gia, hoặc bằng luật, hoặc thông luật. Dù mức độ chính thức hoá của một luật có nhƣ thế nào, luật đó tối thiểu phải bảo vệ truyền thông báo chí trƣớc các hành vi kiểm duyệt và bảo đảm cho các phóng viên đƣợc TCTT [82].

Thứ ba, Nhà nước không chỉ công nhận các QTDBC mà còn phải đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền này khi bị xâm hại. “Tôn trọng quyền con ngƣời là yêu cầu cốt lõi của Nhà nƣớc pháp quyền. Nếu pháp luật là tối cao mà pháp luật đó vô nhân đạo, nếu sự phân công quyền lực chỉ là sự “chia chác” chức quyền, thì đó chỉ thực sự là những biểu hiện của nhà nƣớc độc tài, nhà nƣớc chuyên chế, mà không thể là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Nhà nƣớc luôn có xu hƣớng lạm dụng quyền lực mà vi phạm đến quyền lợi của nhân dân. Để tránh đƣợc điều này, thì nhân dân trao quyền cho Nhà nƣớc một cách hạn chế để: Thứ nhất, Nhà nƣớc không đƣợc có hành vi xâm phạm quyền con ngƣời; Thứ hai, Nhà nƣớc phải đảm bảo cho nhân dân thực thi quyền con ngƣời” [45, tr.294].

Để bảo đảm PLVBC đƣợc ban hành và thực hiện tốt, vấn đề đặt ra không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cho đƣợc một hệ thống các văn bản thích hợp, đầy đủ tiêu chuẩn, mà chúng ta còn phải có cơ chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền này khi bị xâm hại.

Thứ tư, hoàn thiện PLVBC phải tiến hành từng bước, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Báo chí là lĩnh vực rất nhạy cảm và phức tạp. Mọi chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động báo chí đều có tác động, ảnh hƣởng trực tiếp, sâu sắc tới các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề khách quan, cần thiết, nhƣng phải đƣợc tiến hành một cách thận trọng. Chính sách PLVBC phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị.

Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình xây dựng, hoàn thiện PLVBC phải tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng. Những nội dung sửa đổi phải thiết thực, có khảo sát và kiểm nghiệm; đồng thời lƣờng trƣớc đƣợc những phản ứng, hậu quả của việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật gây ra. Trong quá trình bổ sung, hoàn thiện PLVBC cần tranh thủ ý kiến ngƣời làm công tác quản lý, nhà khoa học, CQBC và các tầng lớp nhân dân.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật báo chí phải trên cơ sở gắn với việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai quá trình có quan hệ biện chứng với nhau. Xây dựng pháp luật tốt đảm bảo có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, toàn diện, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Ngƣợc lại, thông qua việc thực hiện pháp luật sẽ có cơ sở thực tiễn kiểm nghiệm để ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong thời gian qua, công tác xây dựng và thực hiện PLVBC đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, do những hạn chế về bộ máy nhà nƣớc và năng lực, cách thức xây dựng pháp luật nên pháp luật nói chung và PLVBC nói riêng còn nhiều bất cập. Do vậy, hoàn thiện PLVBC phải trên cơ sở gắn với việc hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật trên một số phƣơng diện sau:

(i) Quá trình xây dựng PLVBC không nên chỉ tập trung vào CQNN mà cần phải khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, đặc biệt là CQBC. Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm PLVBC, căn cứ vào tính chất và nội dung của từng văn bản, cần tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý; tổ chức lấy ý kiến của các đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản với hình thức phù hợp.

(ii) Việc phân cấp, phân quyền ban hành các văn bản quy phạm PLVBC phải rõ ràng, cụ thể. Xây dựng hệ thống PLVBC hoàn chỉnh, đồng bộ trên cơ sở tổ chức, xây dựng hợp lý bộ máy nhà nƣớc, có sự phân định rõ ràng phạm vi lập pháp, lập quy, giữa thẩm quyền lập quy của trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng; phát huy đƣợc tính sáng tạo, chủ động cũng nhƣ yêu cầu nghiêm ngặt của pháp chế trong xây dựng pháp luật.

xuyên công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản PLVBC theo hƣớng các văn bản phải dễ hiểu, dễ áp dụng, giảm bớt tình trạng phải có nhiều văn bản hƣớng dẫn chi tiết mới thi hành đƣợc.

(iv) Hoàn thiện công tác xây dựng PLVBC phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế, giải pháp thực hiện pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh. Làm đƣợc điều này đòi hỏi phải tiến hành thƣờng xuyên công tác giải thích và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đảm bảo thông tin pháp luật đƣợc cung cấp nhanh chóng, thuận lợi, sát thực với nhu cầu của ngƣời đƣợc phổ biến. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tránh phiền hà, rắc rối cho các chủ thể trong quá trình thực hiện PLVBC. Củng cố và hoàn thiện các cơ quan xây dựng pháp luật, thực thi và bảo vệ pháp luật. Cùng với việc xây dựng pháp luật, cần có cơ chế giám sát hiệu quả việc thực hiện pháp luật. Cần quy định cụ thể và rõ ràng cơ quan nào có thẩm quyền, chức năng giám sát việc thực hiện PLVBC.

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về báo chí phải đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài. Đổi mới và hoàn thiện PLVBC là một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực báo chí hiện nay. Việc đổi mới không có nghĩa là chúng ta xóa bỏ, thay thế hoàn toàn PLVBC hiện hành. PLVBC của Việt Nam đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn cách mạng; ở mỗi giai đoạn đều có sự bổ sung, sửa đổi.

Để đảm bảo tính kế thừa, trong quá trình hoàn thiện PLVBC ở Việt Nam, phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: Đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng trong công tác xây dựng PLVBC; đảm bảo QTDBC của nhân dân; đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò của báo chí; đảm bảo để báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; đảm bảo tính tƣ tƣởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng trong hoạt động báo chí; kiên quyết đấu tranh chống lại âm mƣu, hoạt động lợi dụng báo chí để xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, cũng nhƣ việc xây dựng hoàn thiện pháp luật nói chung, việc hoàn thiện PLVBC cần phải tiếp thu kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới. Nhƣ chƣơng 2, 3 đã phân tích, PLVBC Việt Nam hiện đã tƣơng thích với luật nhân quyền quốc tế ở

mức độ những nguyên tắc cơ bản; tuy nhiên, nếu so sánh với những yêu cầu cụ thể về quyền này, vẫn còn một số khoảng cách cần nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp hơn với pháp luật quốc tế và xu hƣớng chung trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 134)