Nội dung cơ bản của pháp luật về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 62)

2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về báo chí

2.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về báo chí

Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm PLVBC của Việt Nam, kết hợp với việc khảo sát thực tiễn, tác giả rút ra những nội dung cơ bản của PLVBC (dựa vào cách phân chia của LBC hiện hành), cụ thể nhƣ sau:

Nội dung thứ nhất, quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí. Theo pháp luật Việt Nam, báo chí là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, CQNN, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân.Pháp luật cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí. Đó là thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và của nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thành tựu của đất nƣớc và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của CQBC; nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội… Ngoài ra, CQBC phải có trách nhiệm với QTDBC, tự do ngôn luận của công dân.

Nội dung thứ hai,quy định về tổ chức báo chí và nhà báo gồm: các loại hình báo chí, cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, nhà báo, Hội nhà báo.

Loại hình báo chí. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật vẫn quy định báo chí bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chƣơng trình phát thanh), báo hình (chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình nghe nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (đƣợc thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt Nam, tiếng nƣớc ngoài.

Cơ quan báo chí là các cơ quan thực hiện một loại hình báo chí. CQBC muốn hoạt động phải có giấy phép của CQQLNN về báo chí. Muốn thành lập CQBC phải có đủ các điều kiện nhƣ: có ngƣời đủ tiêu chuẩn để đứng đầu; xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, công

suất, thời gian, tần số, phạm vi phát sóng và ngôn ngữ thể hiện; có trụ sở chính thức và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động của CQBC. Các điều kiện cần thiết khác là nguồn tài chính để hoạt động, các quy định về chế độ báo chí nói chung và quy định của bản thân CQBC nói riêng.

Người đứng đầu cơ quan báo chí. Tổng biên tập hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc là ngƣời đứng đầu CQBC, lãnh đạo và quản lý CQBC về mọi mặt. Ngƣời đứng đầu CQCQBC không đƣợc kiêm nhiệm chức vụ ngƣời đứng đầu CQBC. Ngƣời đứng đầu CQBC lãnh đạo và quản lý CQBC về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của CQBC và chịu trách nhiệm trƣớc thủ trƣởng CQCQBC và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của CQBC.

Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý CQBC. CQCQBC có những nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu,; chỉ đạo CQBC thực hiện nhiệm vụ, phƣơng hƣớng và kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí; tạo điều kiện cần thiết cho CQBC hoạt động; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của CQBC trực thuộc.

Nhà báo. Pháp luật báo chí hiện hành quy định: nhà báo phải là ngƣời có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thƣờng trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nƣớc quy định, đang hoạt động hoặc công tác thƣờng xuyên với một CQBC Việt Nam và đƣợc cấp thẻ. Nhà báo có một số quyền cơ bản nhƣ: đƣợc đến các cơ quan, tổ chức, thƣ viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các CQNN không đƣợc từ chối cung cấp cho nhà báo những tƣ liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nƣớc... Bên cạnh những quyền cơ bản kể trên, nhà báo có những nghĩa vụ sau: phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện QTDBC, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tƣ tƣởng, hành vi sai phạm...

Hội nhà báo. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà báo, Việt Nam có HNB Việt Nam và các tổ chức HNB địa phƣơng. HNB Việt Nam là thành viên của

HNB quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, tham gia tích cực và đóng góp vào sự phát triển của báo chí khu vực và thế giới. HNB Việt Nam có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng và góp phần thực hiện chính sách thông tin - báo chí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo.

Nội dung thứ ba, quy định về cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nội dung quản lý nhà nước về báo chí.

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Ở Việt Nam, BTTVTT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về báo chí. Giúp cho BTTVTT quản lý báo chí là Cục Báo chí. Theo Quyết định số 35 ngày 13/6/20008 của BTTVTT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí, Cục có 30 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Ở địa phƣơng, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là CQQLNN về báo chí. STTVTT giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về báo chí. Ở các quận, huyện, thị xã có Phòng văn hoá và Thông tin có chức năng tham mƣu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về phát thanh; báo chí; xuất bản.

Nội dung quản lý nhà nước về báo chí là: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm PLVBC; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí...

Nội dung thứ tư,quy định về cấp giấy phép; lưu chiểu; họp báo; phát hành. Cấp giấy phép hoạt động báo chí. Một nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về báo chí là cấp giấy phép hoạt động báo chí. Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí phải căn cứ vào các điều kiện nhất định và phải phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí. BTTVTT cấp giấy phép hoạt động. Trong trƣờng hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn xin phép, CQQLNN về báo chí phải trả lời, nêu rõ lý do. Ngoài những quy định chung trên đây, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về báo chí, các CQNN có thẩm quyền tùy theo lĩnh vực đặc thù mình quản lý sẽ ban hành các văn bản về cấp phép cho một số hoạt động báo chí có tính đặc thù.

Nộp lưu chiểu là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của CQBC cho CQQLNN có thẩm quyền lƣu giữ và kiểm tra trƣớc khi phát hành. Pháp luật hiện

hành quy định, báo in xuất bản hàng ngày phải nộp lƣu chiểu trƣớc 8 giờ sáng hàng ngày; báo in không ra hằng ngày nộp lƣu chiểu trƣớc khi phát hành 6 tiếng đồng hồ; báo chí nƣớc ngoài đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lƣu chiểu trƣớc khi phát hành 12 tiếng đồng hồ.

Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trƣớc các đại diện CQBC, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trƣớc bằng văn bản trƣớc khi họp báo cho CQQLNN về báo chí.

Phát hành báo chí là việc lƣu hành các sản phẩm báo chí đến ngƣời sử dụng báo chí thông qua các phƣơng tiện khác nhau. LBC quy định rõ: Không ai đƣợc cản trở việc phát hành báo chí tới ngƣời đọc, nếu không có lệnh cấm lƣu hành. Không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc lƣu hành ấn phẩm báo chí không có giấy phép xuất bản hoặc đã có lệnh cấm.

Nội dung thứ năm, quy định về hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam, thông tin đối ngoại.

Hoạt động báo chí liên quan đến nước ngoài. Hiện nay, hoạt động này đƣợc thực hiện theo Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nƣớc ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định 98/CP ngày 13/9/1997) và Thông tƣ liên bộ số 97/TTLB-VHTT-NG ngày 17/12/1997 Hƣớng dẫn thi hành Quy chế này. Theo đó, BTTVTT là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc các hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nƣớc ngoài. Việc phát hành báo chí, phát sóng chƣơng trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nƣớc ngoài; phải xin phép BTTVTT. Nhà báo, phóng viên, biên tập viên muốn cung cấp tin, bài, hình ảnh hoặc cộng tác dƣới bất kỳ hình thức nào với báo chí nƣớc ngoài phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đứng đầu CQBC mà nhà báo, phóng viên, biên tập viên đó làm việc.

Hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam. Hai văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động báo chí nƣớc ngoài tại Việt Nam là: Nghị định số 88/CP ngày 23/10/2012 về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nƣớc ngoài, cơ quan đại diện nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam, Thông tƣ 04/2014/TT- BTTTT ban hành ngày 19/3/2014 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện một số

điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP. Các văn bản này đã quy định cụ thể điều kiện hoạt động, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động báo chí của phóng viên nƣớc ngoài tại Việt Nam và trách nhiệm của các CQQLNN.

Thông tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành một số chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thông tin đối ngoại là: Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, Chỉ thị 26 ngày 10/9/2008 của Ban Bí thƣ khóa X “Về tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý nhà nƣớc về thông tin đối ngoại, Thông tƣ liên tịch số 34/2011/TTLT-BTTTT-BNG của BTTVTT - Bộ Ngoại giao hƣớng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý nhà nƣớc về thông tin đối ngoại.

Nội dung thứ sáu, quy định của pháp luật về chế độ, chính sách báo chí gồm: chế độ nhuận bút, tài chính của cơ quan báo chí.

Về chế độ nhuận bút. Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản khẳng định: Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm đƣợc sử dụng. Ngoài những quy định về nguyên tắc chung trả nhuận bút, Nghị định 18 cũng quy định rõ nhuận bút cho từng loại hình cụ thể.

Tài chính của cơ quan báo chí. Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển. CQCQBC có trách nhiệm bố trí các nguồn lực tài chính cần thiết cho CQBC hoạt động. CQBC đƣợc tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức và cá nhân theo quy định của Chính phủ. CQBC đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi về thuế, ƣu đãi về phí đối với hoạt động xuất bản, phát hành báo chí theo quy định của pháp luật.

Nội dung thứ bảy, quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí. Khen thưởng. CQBC, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống

hiến vào hoạt động báo chí đƣợc khen thƣởng theo quy định của Nhà nƣớc. Nhà báo có thành tích xuất sắc đƣợc tặng danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc. Điều 20 Nghị định 51 hƣớng dẫn chi tiết thi hành LBC cũng quy định thêm về vấn đề này.

Xử lý vi phạm pháp luật về báo chí. Một nội dung không thể thiếu đƣợc của quản lý nhà nƣớc về báo chí là việc thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện LBC và xử lý vi phạm các quy định về báo chí. Điều 28 LBC quy định cụ thể về xử lý vi phạm PLVBC. Cụ thể hóa những quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin, Bộ Văn hóa Thông tin ban hành Thông tƣ 12 ngày 29/5/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 56 và gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159 ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 62)