Sửa đổi Luật Báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 146)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam

4.3.1. Sửa đổi Luật Báo chí

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí phát triển và phù hợp với Hiến pháp năm 2013, ngày 30/5/2014 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 70/2014/QH13 về chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 và năm 2015 trong đó có việc sửa đổi LBC hiện hành. Qua nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị về việc sửa đổi LBC nhƣ sau:

4.3.1.1. Về phạm vi điều chỉnh, tên gọi, đối tượng áp dụng của Luật Báo chí Phạm vi điều chỉnh. LBC hiện hành bỏ qua một thực tế là hiện có hàng nghìn trang tin điện tử của các CQNN, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, bệnh viện, trƣờng học, viện nghiên cứu… và một số lƣợng rất lớn các blog cá nhân trên Internet mà không kiểm soát đƣợc. Rất nhiều trang tin điện tử, blog cá nhân không chỉ đƣa lên mạng những thông tin riêng của tổ chức, cá nhân mình mà còn cung cấp cho độc giả tin tức từ nhiều nguồn khác nhau và trình bày quan điểm riêng của mình không khác gì một tờ báo điện tử. Công nghệ thông tin phát triển cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lƣợng độc giả theo hƣớng ngày càng ít ngƣời đọc báo, nghe đài, xem truyền hình “nhà nƣớc”, số lƣợng ngƣời đọc, viết blog, giao lƣu qua các trang mạng xã hội ngày càng tăng lên. Vì vậy, LBC nên mở rộng phạm vi điều chỉnh để quản lý đƣợc các loại hình báo chí hội tụ trên môi trƣờng Internet và cả các hoạt động mang tính báo chí khác.

Tên gọi của LBC. Theo tác giả Nguyên Ngọc, trong bài viết: “Tên gọi của một đạo luật” thì:

Ngay từ thời đầu tiên của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt Nam đã sớm có một đạo luật về báo chí. Việc làm đạo luật đó cũng nhƣ nhiều đạo luật khác thời bấy giờ, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và Bác đã yêu cầu đặt tên cho đạo luật về báo chí là "Luật về QTDBC". Về sau, không biết từ bao giờ đạo luật thay thế lại mang tên khác, và nhƣ ta biết bây giờ là "LBC" [99, tr.8].

Hiến pháp năm 2013 đã quy định những quyền cơ bản, trong đó có QTDBC. LBC là sự thể hiện cụ thể của Hiến pháp năm 2013. Mục đích trƣớc hết của một đạo luật về báo chí là nhằm đảm bảo cho mọi ngƣời có QTDBC đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Do vậy, đối tƣợng chế tài của nó là Nhà nƣớc; nó buộc Nhà nƣớc phải đảm bảo QTDBC, thể hiện bằng những quy định cụ thể trong LBC. Nếu Nhà nƣớc hay bất kỳ chủ thể nào trong các chính sách, pháp luật, hành động cụ thể của mình trong thực tế không đảm bảo QTDBC thì Nhà nƣớc, chủ thể đó đã vi phạm luật, vi phạm Hiến pháp và phải chịu chế tài. Cho nên, cách gọi tên đúng nhất phải là "Luật về QTDBC". Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của tác giả Nguyên Ngọc bởi tên gọi "LBC" về nguyên tắc thể hiện một cách hiểu, và do đó là một cách làm hoàn toàn ngƣợc lại. Đối tƣợng chế tài của một đạo luật mang tên nhƣ vậy sẽ là nhân dân và đó sẽ là một đạo luật của Nhà nƣớc, để cho Nhà nƣớc nắm lấy mà cai trị dân về mặt báo chí. Đạo luật đó sẽ nhằm đảm bảo "QTDBC" của Nhà nƣớc chứ không phải của dân. Một Nhà nƣớc nắm luật đó sẽ có quyền cho phép ngƣời dân đƣợc tự do về mặt báo chí đến đâu tức ngƣợc với tinh thần của Hiến pháp [99, tr.9].

Đối tượng áp dụng của Luật . Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới, cần mở rộng đối tƣợng áp dụng LBC bao gồm cả tổ chức , cá nhân nƣớc ngoài thực hiện hoạt động báo chí hoặc hoạt động có liên quan đến báo chí trên lãnh thổ Việt Nam . Luật cần có chƣơng riêng quy đi ̣nh quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân này. Bên cạnh đó, cũng cần đề câ ̣p đến việc áp du ̣ng Luật trong trƣờng hợp có sự không thống nhất giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với điều ƣớc quốc tế mà Viê ̣t Nam đã ký kết hoă ̣c gia nhâ ̣p .

4.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản của Luật Báo chí

Về quyền tự do báo chí. Hiến pháp năm 2013 đã quy định khái quát những nguyên tắc cơ bản của quyền con ngƣời, quyền công dân nói chung, QTDBC nói riêng. LBC với tƣ cách là luật nền tảng, xƣơng sống của hệ thống PLVBC cần quy định cụ thể, chi tiết QTDBC đã đƣợc quy định trong Hiến pháp làm cơ sở cho các luật hoặc văn bản dƣới luật khác quy định, bảo vệ QTDBC. Mặt khác, việc quy định cụ thể QTDBC sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm từ Đạo luật Tự do báo chí Thụy Điển bởi Đạo luật này quy định rất cụ thể, chi tiết về QTDBC:

Điều 1. Tự do báo chí đƣợc hiểu là quyền của mỗi ngƣời dân Thụy Điển đƣợc đăng những bài viết của mình mà không một nhà đƣơng cục hoặc một CQNN nào cản trở, và sau đó không bị truy tố vì nội dung của nó trừ khi một tòa án hợp pháp trừng phạt vì nội dung của bài viết vi phạm đến điều khoản của luật thông tin đƣợc ban hành để giữ gìn trật tự công cộng không đƣợc phép công bố thông tin bị cấm ra công chúng.

Để phù hợp với các nguyên tắc đƣợc đặt ra trong một khuôn khổ liên quan đến tự do báo chí đối với tất cả, và để đảm bảo tự do trao đổi quan điểm và giá trị của việc đƣợc thông tin toàn diện, mỗi một công dân Thụy Điển đƣợc tự do, tùy thuộc vào các quy định trong Đạo luật này để bảo vệ QRT và an toàn công cộng, để bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm của mình trong in ấn, để công bố những tài liệu chính thức và truyền đạt thông tin, tài liệu về bất cứ chủ đề nào.

Điều 2. Sẽ không có sự giám sát đối với bất kỳ một nội dung nào trƣớc khi in, cũng không cho phép ngăn cấm việc in ấn chúng. Cũng không cho phép một nhà đƣơng cục hoặc một CQNN thực hiện bất kỳ một hành động nào mà không đƣợc sự cho phép của đạo luật này để ngăn cản sự in ấn hoặc xuất bản ấn phẩm, hoặc phổ biến ấn phẩm ra công chúng vì nội dung của nó.

Điều 3. Không ngƣời nào bị truy tố, chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hình sự, hoặc chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, do lạm dụng QTDBC hoặc đồng lõa, xuất bản phẩm cũng không bị tịch thu hoặc bắt giam trừ khi đƣợc sự cho phép và trong các trƣờng hợp đƣợc quy định trong đạo luật này.

Về vai trò, chức năng của báo chí. LBC hiện hành mới chỉ quy định chung chung báo chí là phƣơng tiện thiết yếu của đời sống xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Quy định nhƣ trên là chƣa rõ, chƣa đầy đủ các chức năng của báo chí. Báo chí có 4 chức năng chính: chức năng thông tin; chức năng tuyên truyền; chức năng giải trí; chức năng phản biện và định hƣớng dƣ luận xã hội. Trên thực tế báo chí của chúng ta hiện nay đều thực hiện các chức năng đó, tuy nhiên trong LBC hiện hành chƣa có quy định về chức năng giải trí và phản biện. Vì vậy, việc quy định đầy đủ các chức năng của báo chí là yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Điều này cũng đã đƣợc ghi nhận cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI về phát triển hệ

thống thông tin đại chúng: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...” [58, tr.225].

Về đối tượng thành lập cơ quan báo chí. Thực tế cho thấy CQBC không chỉ do các tổ chức của Đảng, CQNN, tổ chức xã hội mà còn do rất nhiều tổ chức khác thành lập. Việc một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế, các trƣờng học, viện nghiên cứu và các tổ chức khác có nhu cầu xuất bản báo chí để phổ biến kinh nghiệm, thành tựu khoa học kỹ thuật hoặc thông tin giải trí là nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, ngoài đối tƣợng thành lập CQBC nhƣ đã quy định, cần bổ sung thêm các tổ chức khác nhằm bao quát đƣợc các đối tƣợng đƣợc xuất bản báo chí.

Về bảo vệ nguồn tin. Bảo vệ nguồn tin là đạo đức của NLB. Vì vậy, LBC cần quy định cụ thể hơn các biện pháp, hành động để bảo vệ nguồn tin. Báo chí có quyền bảo vệ nguồn tin, trƣờng hợp thật cần thiết chỉ cung cấp nguồn tin khi một hội đồng tƣơng tự nhƣ Hội đồng thẩm phán quốc quốc gia yêu cầu. Báo chí chỉ chịu trách nhiệm thông tin đúng hay sai và bị chế tài khi thông tin gây thiệt hại cho đối tƣợng, không buộc các nhà báo phải cung cấp nguồn tin. Quy định nhƣ vậy ngƣời dân mới tin tƣởng vào báo chí, dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Về người đứng đầu cơ quan báo chí. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của ngƣời đứng đầu CQBC nhƣ hiện nay là chƣa thật cụ thể. Tổng biên tập là ngƣời đứng đầu CQBC, chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của CQBC. Rõ ràng quyền rất lớn nhƣng lại rất chung chung nên khi có chuyện khúc mắc (bài viết của phóng viên, hay nội dung của tờ báo) khó quy trách nhiệm của tổng biên tập. Thực tế xảy ra khi có vấn đề gì cần truy cứu trách nhiệm, thông thƣờng ngƣời trực tiếp xử lý bị kỷ luật thì một số tổng biên tập lúc đấy lại đi vắng, đi công tác xa, không nhận đƣợc thông tin....

Để CQBC hoạt động hiệu quả, cần trao cho ngƣời đứng đầu CQBC nhiều quyền chủ động và tƣơng ứng là trách nhiệm cụ thể hơn. Nghĩa vụ ở đây là phải chịu trách nhiệm về nhân sự, quản lý nội dung, định hƣớng của tờ báo, các chƣơng trình hoạt động, tài chính kinh tế. Pháp luật phải xác định rõ những vấn đề tổng biên tập chịu trách nhiệm hoàn toàn, những việc liên đới chịu trách nhiệm. Tổng biên tập phải chịu trách nhiệm chính, việc ủy quyền cho phó tổng biên tập chịu trách nhiệm thì căn

cứ vào sự ủy quyền đến mức độ nào để xử lý. Về mặt pháp lý tổng biên tập là ngƣời đứng đầu, phải chịu trách nhiệm đầu tiên về những vấn liên quan đến sai phạm của báo, sau đó nhà báo làm sai phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan và pháp luật.

Về cơ quan chủ quản báo chí. Thực tế hiện nay cho thấy, vai trò của CQCQBC chƣa đƣợc phát huy đầy đủ, còn có hiện tƣợng né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của CQBC thuộc quyền.... Việc bổ nhiệm lãnh đạo CQBC không đúng quy định của Đảng, quy trình, quy định của pháp luật. CQCQBC không phải làm thay, cũng không phải là cầm tay chỉ việc mà phải có trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện cho CQBC phát triển; khi báo chí sai phạm thì CQCQBC phải liên đới chịu trách nhiệm. Vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về quyền hạn và trách nhiệm của CQCQBC.

Về mô hình cơ quan báo chí. Hiện nay, có ba quan điểm khác nhau về vấn đề này. Loại thứ nhất, báo chí là công cụ tƣ tƣởng - văn hóa, sản phẩm báo chí đặc biệt, Nhà nƣớc phải đảm bảo cân đối thu - chi, hạn chế báo chí làm kinh doanh. Loại thứ hai, để báo chí có điều kiện phát triển, trong khi trên thực tế ngân sách nhà nƣớc không thể đảm bảo hoàn toàn cho mọi hoạt động của CQBC, nên cho phép báo chí kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn theo quy định của Chính phủ và pháp luật. Loại thứ ba, nên cho CQBC đƣợc kinh doanh, dịch vụ không giới hạn, báo chí nhƣ một lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Theo quan điểm thứ nhất, hạn chế báo chí làm kinh doanh là trái với quy luật phát triển của kinh tế thị trƣờng, không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động, kìm hãm sự phát triển của báo chí. Quan điểm thứ ba, sự tác động của cơ chế thị trƣờng mang tính chi phối đối với toàn bộ hoạt động báo chí từ mô hình tổ chức nhân sự, đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng cơ cấu bài vở, cách thức khai thác, sử dụng thông tin.... Quan điểm trên trái với Luật hiện hành (Luật quy định không có báo chí tƣ nhân). Quan điểm thứ hai đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận, báo chí là hoạt động mang tính kinh doanh (quan niệm này không tƣớc bỏ bản chất chính trị-xã hội cũng nhƣ vai trò là bộ phận trong hoạt động văn hóa của báo chí; mặt khác không đối lập hoạt động báo chí với hoạt động kinh tế). Vì thế, trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam hiện nay chúng ta nên xây dựng và thí điểm thành lập tập đoàn báo chí. Tập đoàn báo chí, về đại thể có thể hiểu nhƣ sau: bên cạnh hoạt động chuyên môn có thêm nhiều dạng hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và mang lại bản thân cho CQBC.

Trên thực tế mầm mống cho việc thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam đã hình thành. Các Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tiền phong sau một thời gian thử nghiệm các hoạt động nhƣ: kinh doanh văn phòng, khách sạn, kinh doanh văn hóa phẩm, tham gia dịch vụ xuất khẩu lao động... đã có bƣớc phát triển tốt. Hiệu quả kinh tế có đƣợc qua những hoạt động ngoài nghiệp vụ đƣợc tái đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng trang thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyền.

Tập đoàn báo chí là mô hình báo chí có triển vọng đối với quá trình phát triển hệ thống báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn báo chí là một mô hình mới ở Việt Nam nên cần thời gian nghiên cứu kỹ, xây dựng đề án và đặc biệt là phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh. Vì thế, PLVBC cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng phù hợp. Chẳng hạn, nên quy định CQCQBC lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm nội dung, chính trị đối với tập đoàn báo chí; về mặt thu - chi hay nói tóm lại là hoạt động kinh tế thì CQCQBC phải tôn trọng tuyệt đối các hoạt động của tập đoàn báo chí; có cơ chế phân cấp rõ ràng giữa CQCQBC và tập đoàn báo chí. Tập đoàn báo chí sẽ đƣợc hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và LBC. Và tất nhiên, phải có những quy định cụ thể để các tập đoàn kinh tế không biến CQBC thành “sân sau”, “công cụ tuyên truyền” cho tập đoàn khi tập đoàn lợi dụng CQBC để vận động, cạnh tranh với đối thủ một cách bất chính.

Mặt khác, chúng ta cũng nên nghiên cứu mô hình báo chí tƣ nhân bởi không phải cứ báo chí tƣ nhân là xấu, nó cũng có rất nhiều hạt nhân hợp lý. Vấn đề này không phải là mới bởi ngay từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ban hành LBC 1957 đã có báo chí tƣ nhân. Theo đó, các loại hình báo chí đều bình đẳng không phân biệt tƣ nhân hay nhà nƣớc miễn là hoạt động theo pháp luật, vi phạm thì bị xét xử bởi Tòa án.

Ở các nƣớc phát triển, báo chí chủ yếu của tƣ nhân, tuy đa dạng về quan điểm, phong cách nhƣng đều tuân thủ các quy định của pháp luật. Những hành vi đƣa tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những án phạt rất nặng. Chúng ta cần tìm hiểu sâu việc này để giải quyết đúng đắn vấn đề báo chí tƣ nhân, không để Việt Nam luôn bị coi thiếu cởi mở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)