Đặc điểm của pháp luật về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 57)

2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về báo chí

2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về báo chí

Xuất phát từ khái niệm PLVBC đã đƣợc trình bày ở trên và qua nghiên cứu các văn bản PLVBC hiện hành, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của nó nhƣ sau:

Thứ nhất, pháp luật về báo chí thể hiện các yêu cầu đòi hỏi của quyền con người và xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực báo chí. Quyền con ngƣời trƣớc hết là những quyền do tự nhiên con ngƣời vốn có, đƣợc pháp luật quốc tế, hay quốc gia ghi nhận. Đó là những khả năng hành động một cách có ý thức, tránh, từ chối hoặc yêu cầu, giành lấy những cái gì đó, nhất là tự bảo vệ. Nhƣng bản thân quyền tự nhiên chƣa phải là quyền trong xã hội. Để đạt đƣợc quyền trong xã hội, cần yếu tố thứ hai nhất định, đó là các quy định pháp luật. Theo đó, ngƣời dân chỉ có thể yêu cầu nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự nhiên này trƣớc các hành vi xâm phạm nó nếu các quyền này đã đƣợc Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các quyền tự nhiên của con ngƣời khi trở thành đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật, nói cách khác đƣợc pháp luật ghi nhận, tổ chức, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành các quyền trong xã hội. Từ cách quan niệm trên, quyền con ngƣời đƣợc hiểu là những quyền tự nhiên của con ngƣời đƣợc Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, điều chỉnh; các cơ quan nhà nƣớc phải tôn trọng và bảo vệ; do con ngƣời nắm giữ trong mối quan hệ với nhà nƣớc và với những cá nhân khác.

Nhƣ vậy, một mặt con ngƣời sinh ra tự nhiên đã có quyền, nhà nƣớc không thể không ghi nhận. Mặt khác, khi chƣa đƣợc nhà nƣớc ghi nhận thì quyền tự nhiên chƣa trở thành quyền mà con ngƣời giành đƣợc với tƣ cách là một thành viên của xã

hội. Điều đó xuất phát từ tính chất phức tạp của sự thống nhất lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

Quyền con ngƣời là một giá trị chung của nhân loại. Nó vừa mang thuộc tính tự nhiên của con ngƣời, vừa mang tính xã hội. Nhà nƣớc, nơi con ngƣời đang sống phải có trách nhiệm ghi nhận và đảm bảo quyền con ngƣời bằng các quy phạm pháp luật. Mức độ ghi nhận và bảo đảm quyền con ngƣời phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà con ngƣời đang sống.

Tự do báo chí, tự do ngôn luận - quyền cơ bản của con ngƣời là vấn đề có tính lịch sử lâu đời cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Mỗi bƣớc phát triển của các quyền này gắn liền với sự phát triển của quyền con ngƣời và sự phát triển giao lƣu mọi mặt giữa các quốc gia, dân tộc. Ngày nay, trong các quyền con ngƣời, QTDBC, tự do ngôn luận thuộc nhóm các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân). Các quyền đó chỉ có thể trở thành quyền cơ bản của công dân khi quốc gia nơi mà con ngƣời sinh sống ghi nhận quyền đó trong Hiến pháp và tạo ra một cơ chế pháp lý bảo đảm nó đƣợc thực hiện trên thực tế.

Thứ hai, nội dung điều chỉnh của pháp luật về báo chí rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. PLVBC có nội dung điều chỉnh đa dạng, liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, trật tự. Vì vậy, việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh liên quan đến báo chí thuộc chức năng của nhiều CQNN: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành nhƣ: BTTVTT, Ngoại giao, Tài chính... Điều đó cho thấy nội dung quản lý nhà nƣớc về báo chí liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành và các cấp chính quyền. Điều này đã đƣợc khẳng định rõ trong Nghị quyết Trung ƣơng V “Về công tác tƣ tƣởng, lý luận, báo chí trƣớc yêu cầu mới”:

Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tƣ tƣởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng [58, tr.42-43].

Điều này đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: Một là, QTDBC là một quyền cơ bản của công dân. Các nhà nƣớc trên thế giới không thể không ghi nhận trong Hiến pháp và tạo ra cơ chế pháp lý để đảm bảo thực hiện nó trong đời sống xã hội. Các nhà nƣớc ít nhiều khác nhau đều thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí hƣớng đến mục tiêu mở rộng dân chủ, thúc đẩy quá trình giao lƣu và hội nhập, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời dân…. Hai là, do báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thông tin, tƣ tƣởng, phát triển văn hóa và giải trí; là vũ khí tƣ tƣởng sắc bén nên mỗi nhà nƣớc với các thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa khác nhau sẽ xây dựng PLVBC với những nét đặc thù.

Thứ tư, pháp luật về báo chí điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Lĩnh vực báo chí liên quan trực tiếp đến con ngƣời - thực thể xã hội với tƣ tƣởng, trạng thái, nhận thức cụ thể. Vì thế, quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực báo chí gắn liền với thể chế chính trị nhất định, thể hiện mục tiêu, lợi ích của nhà nƣớc nên tính định hƣớng chính trị của nội dung thông tin đƣợc quan tâm đặc biệt. Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị sắc bén, bởi vậy, mọi nhà nƣớc dù chế độ chính trị nào cũng đều có định hƣớng cho báo chí, để báo chí hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, thông tin tuyên truyền có lợi cho quyền lực, địa vị của nhà nƣớc đƣơng thời. Với tƣ cách là phƣơng tiện quan trọng bậc nhất để quản lý báo chí, pháp luật định hƣớng hoạt động báo chí thể hiện ở một số nội dung cơ bản nhƣ: pháp luật tạo ra cơ sở để công dân thực hiện QTDBC, tự do ngôn luận trên báo chí; pháp luật xác định nhiệm vụ và quyền hạn của CQBC và của nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ.

Thứ năm, pháp luật về báo chí điều chỉnh hoạt động báo chí liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đó là các quy định nhƣ: phát hành báo chí, phát sóng chƣơng trình phát thanh, truyền hình Việt Nam ra nƣớc ngoài; điều kiện thành lập và hoạt động cơ quan đại diện báo chí Việt Nam ở nƣớc ngoài; điều kiện hoạt động, trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động báo chí của phóng viên nƣớc ngoài tại Việt Nam và trách nhiệm của các CQQLNN; thành lập Văn phòng báo chí nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam… Trong xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ nhƣ hiện nay, các nhà lập pháp phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm này của PLVBC để xây dựng các văn bản pháp luật bảo đảm một mặt nhằm tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình

ảnh Việt Nam, đồng thời là cơ hội học tập kinh nghiệm về kỹ năng, công nghệ làm báo hiện đại, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo; mặt khác phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tôn trọng độc lập, chủ quyền đất nƣớc và phù hợp với chủ trƣơng của Nhà nƣớc về mở rộng giao lƣu, hợp tác với các nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 57)