Hình thức, phƣơng pháp, nội dung, lĩnh vực trợ giúp pháp lý cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 42)

cho ngƣời nghèo

1.5.1. Hình thức

Hình thức trợ giúp pháp lý nói chung là cách thể hiện, cách tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước có những hình thức trợ giúp pháp lý khác nhau tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên hình thức đại diện pháp lý - hình thức tổ chức trợ giúp pháp lý cử người đại diện bào chữa, bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan tiến hành tố tụng là hình thức cơ bản nhất, được quy định trong chế định trợ giúp pháp lý của nhiều nước. Nhìn chung các nước đều cho phép

đại diện và việc bảo đảm đại diện có thể khác nhau tùy theo pháp luật tố tụng của từng nước [3, tr20]. Ở Phần Lan, bên cạnh hình thức đại diện pháp lý, hình thức trợ giúp pháp lý chủ yếu là tư vấn, thu thập tài liệu [50]. Hình thức tư vấn pháp luật là dịch vụ pháp lý nhằm giải thích pháp luật và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý thông qua lời nói hoặc văn bản, trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, ở Anh, Ấn Độ, Mỹ, ngoài hình thức đại diện pháp lý và tư vấn pháp luật, hình thức hòa giải cũng thường xuyên được áp dụng. Trong quá trình thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, nếu thấy vụ việc có thể hòa giải được thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện hòa giải [3, tr21]. Như vậy, tựu chung lại, mỗi nước đều có những hình thức trợ giúp pháp lý được sử dụng khác nhau nhưng chủ yếu là hình thức đại diện và tư vấn pháp luật.

Ở Việt Nam, hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng 4 hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác (Điều 27, Luật Trợ giúp pháp lý). Là một đối tượng được trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo cũng được áp dụng theo quy định trên, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật: Là hình thức các chủ thể trợ giúp pháp lý cho người nghèo thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật hoặc giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

- Tham gia tố tụng: Là hình thức trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp

- Đại diện ngoài tố tụng: Là hình thức trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.

- Hình thức trợ giúp pháp lý khác: Là hình thức trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hoà giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

1.5.2. Phương pháp

Phương pháp trợ giúp pháp lý nói chung là cách thức mà chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành nhằm mục đích thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý cho đối tượng. Ở các nước trên thế giới, các chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý lại có phương pháp khác nhau để thực hiện trợ giúp pháp lý cho phù hợp với điều kiện của mình nhưng nhìn chung phương pháp chủ yếu là phổ biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý.

Phương pháp phổ biến, truyền thông về trợ giúp pháp lý có thể thực hiện thông qua việc in ấn tờ rơi, tờ gấp pháp luật, các buổi diễn thuyết hoặc khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, một số quốc gia như Philippine, Úc còn tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng [3, tr19].

Ở Việt Nam, để thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như thông qua hoạt động truyền thông và thông tin để đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý biết và hiểu được quyền lợi của mình và khi họ có yêu cầu họ sẽ biết phải làm như thế nào, tìm đến đâu để đảm bảo

quyền cho mình. Hoạt động trợ giúp pháp lý còn được thực hiện thông qua phương pháp phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tố tụng.

Bên cạnh đó, phương pháp ưu việt nhất của hoạt động trợ giúp pháp lý là thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động. Đặc biệt đối với người nghèo, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động được đánh giá là một hình thức trợ giúp pháp lý hiệu quả vì tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo - đối tượng không có khả năng về kinh tế, phương tiện đi lại để giảm bớt thời gian và chi phí. Qua đó, góp phần tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo được sự tin cậy cho người dân trong việc tìm hiểu, giải quyết những vấn đề khúc mắc về mặt pháp luật.

1.5.3. Nội dung, lĩnh vực

Hiện nay, trên thế giới lĩnh vực hình sự và dân sự cơ bản đều được các nước thực hiện trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong đó hầu hết các nước đều thực hiện trợ giúp pháp lý đối với lĩnh vực hình sự vì đây là vấn đề cơ bản, gắn liền với quyền chính trị, nhân thân của công dân. Đối với lĩnh vực dân sự, khái niệm dân sự trong pháp luật các nước được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, đất đai, lao động, việc làm, di cư, kinh doanh thương mại. Phạm vi trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự của các nước có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của từng nước. Ví dụ trợ giúp pháp lý của Anh tập trung chủ yếu vào luật tư và các vấn đề hôn nhân gia đình, phúc lợi xã hội. Tại các nước khác, đặc biệt là những nước thiết lập hệ thống trung tâm pháp luật cộng đồng thì lĩnh vực phúc lợi xã hội được quan tâm, chú trọng (Hà Lan, Úc). Đa số các nước không trợ giúp pháp lý trong vụ việc kinh doanh thương mại bởi đối tượng tham gia kinh doanh thương mại là những người giàu có, đủ khả năng chi trả chi phí cho dịch vụ pháp lý, trong khi đó bản chất của hoạt động trợ

giúp pháp lý mang tính nhân đạo, dành cho một số đối tượng đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn.

Ở Việt Nam, pháp luật trợ giúp pháp lý cũng quy định rõ phạm vi trợ giúp pháp lý nói chung là: Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại (Điều 5, Luật Trợ giúp pháp lý). Nội dung, lĩnh vực cụ thể của hoạt động trợ giúp pháp lý cũng được quy định rõ ràng tại Điều 34, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; - Pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; - Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em;

- Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; - Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; - Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm;

- Pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội;

- Các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Có thể thấy các nội dung, lĩnh vực trợ giúp pháp lý được quy định đã bao quát hết các lĩnh vực pháp luật nói chung trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)