Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 84 - 89)

2.4. Đánh giá về công tác trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Bắc

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

- Hình thức, phương pháp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo chưa đúng trọng tâm, trọng điểm.

Hoạt động trợ giúp pháp lý tập trung nhiều vào các hình thức truyền thông như in ấn tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động mà chưa chú trọng đến việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý mặc dù đây là hình thức bảo vệ trực tiếp nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo. Hiện nay, hình thức trợ giúp pháp lý phổ biến mà người nghèo được hỗ trợ chủ yếu là hình thức tư vấn pháp luật (8307/8981 vụ việc, chiếm 92,5%), trong đó thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động là 6453 vụ việc (chiếm 77,7%) và tư vấn trực tiếp tại trung tâm là 1669 vụ việc (chiếm 20%). Hình thức tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng chỉ là 667 vụ việc (chiếm 7,5%) là rất thấp.

Trên thực tế, các vụ việc tố tụng hình sự (theo khoản 2, Điều 57, Bộ luật Hình sự (án chỉ định) chủ yếu là do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, số lượng vụ việc do người dân tự tìm đến và yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn khiêm tốn. Trong tổng số vụ việc tham gia tố tụng, có 617 vụ việc do luật sư cộng tác viên thực hiện (chiếm 92,6%), chỉ có 47 vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện (chiếm 7%), 03 vụ việc do luật sư của tổ chức đăng ký trợ giúp pháp lý thực hiện (chiếm 0,4%) có những trợ giúp viên pháp lý không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng nào trong cả năm. Trong tổng số 6371 vụ việc do đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thực hiện có 47 vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng (chiếm 0,7%), 6324 vụ việc là tư vấn pháp luật (chiếm 99,3%)

Ngoài ra, các hoạt động truyền thông cũng chưa được tổ chức thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, do vậy mục đích truyền thông cũng chưa đạt yêu cầu. Hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động còn mang tính hình thức, chưa chú trọng chất lượng, chủ yếu là tuyên tuyền, phổ biến về các lĩnh vực pháp luật hoặc các văn bản pháp luật mới ban hành. Nhiều Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý thành lập ở cơ sở do không có người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia sinh hoạt để tư vấn, hướng dẫn vụ việc cụ thể nên chủ yếu là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc sinh hoạt giữa các thành viên Ban Chủ nhiệm. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được trợ giúp pháp lý, về hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẵn có của Nhà nước còn hạn chế, do vậy, một số người nghèo và đối tượng được trợ giúp pháp lý khác vẫn chưa biết về quyền được trợ giúp pháp lý của mình. Một số khác đã biết về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng chưa hiểu rõ nên còn e dè trong việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý. Trong thực tế, các vụ việc tố tụng hình sự chủ yếu do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến Trung tâm trợ giúp pháp lý, các vụ việc thụ lý ở trụ sở của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chiếm tỷ lệ thấp một phần là do nguyên nhân này.

-Nguồn nhân lực trong tổ chức trợ giúp pháp lý còn nhiều bất cập.

Đội ngũ hỗ trợ công tác trợ giúp pháp lý có tới 12/21 người (trong đó có 10 chuyên viên, 01 kế toán, 01 văn thư) chiếm 57,1%, Trợ giúp viên chỉ có 09 người, chiếm 43,9%. Điều này không phù hợp với một tổ chức hành nghề dịch vụ pháp lý.

Đội ngũ trợ giúp viên, chuyên viên ở Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang còn thiếu về số lượng và thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhiều trợ giúp viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực và sự tự tin tham gia tố tụng. Số lượng tham

gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý còn thấp. Trong khi đó chức danh Trợ giúp viên pháp lý còn mang tính đặc thù, chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng, do đó Trợ giúp viên pháp lý đôi khi còn gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp với các cơ quan tiến hành tố tụng. Người dân vẫn chưa quen với chức danh này mà chỉ quen với chức danh luật sư khi tham gia tố tụng nên một số trường hợp họ chưa thực sự tin tưởng sử dụng dịch vụ của trợ giúp viên pháp lý. Hơn nữa chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý chưa được bảo đảm, ảnh hưởng đến tâm lý, nhiệt huyết nghề nghiệp, chưa tạo được động lực khuyến khích trợ giúp viên pháp lý thực hiện các vụ việc phức tạp. Với cơ chế hiện hành, số lượng vụ việc hàng năm do trợ giúp viên pháp lý thực hiện cao hay thấp không ảnh hưởng nhiều đến chế độ lương, thưởng hay thăng tiến của họ.

Số lượng Trợ giúp viên pháp lý còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ và không ổn định, chưa có cơ chế động viên, khuyến khích đối với Trợ giúp viên hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm.

Phương thức tập huấn theo các lớp ngắn hạn đạt hiệu quả chưa cao bởi chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình. Sử dụng phương pháp thuyết trình trong một khoảng thời gian dài, các học viên sẽ mệt mỏi khi phải ngồi nghe mà không chủ động tham gia vào bài giảng. Giảng viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về sự thành công và chất lượng của bài giảng. Học viên cũng không thể nhớ hết những gì mà giảng viên trình bày, bên cạnh đó, việc ghi nhớ cũng không đồng nghĩa với việc học viên hiểu và có thể vận dụng được.

- Kinh phí hoạt động còn hạn chế, chưa thường xuyên.

Việc đầu tư kinh phí cho trợ giúp pháp lý trong thực tế còn rất thấp. Một vấn đề khá bất cập nữa là cơ cấu các khoản chi cho hoạt động trợ giúp pháp lý chưa hợp lý. Ngân sách Nhà nước cấp cho công tác trợ giúp pháp lý

chủ yếu là chi lương, hành chính cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cho công tác truyền thông, chi cho vụ việc chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy, cùng với việc đầu tư chưa tương xứng, kinh phí được cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn thấp, cơ chế sử dụng kinh phí chưa hợp lý, chưa đúng trọng tâm, do đó kết quả đạt được trong thời gian qua còn hạn chế.

Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang cũng chưa kịp thời. Ví dụ, việc cấp kinh phí theo Quyết định 59/2012/QĐ-TTg thường đến 6 tháng cuối năm mới có kinh phí dẫn đến tình trạng Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước muốn thực hiện trợ giúp pháp lý cũng không có kinh phí để thực hiện.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc ở các Chi nhánh trợ giúp pháp lý và cho các chuyên viên, cộng tác viên còn nghèo nàn, thiếu thốn.

- Công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý còn chậm, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia chưa hiệu quả.

Việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo còn hạn chế, chưa hiệu quả. Tính đến năm 2014, có 06/14 tổ chức hành nghề luật sư, 02/02 trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đông (58 người) nhưng chưa tích cực, số lượng luật sư thuộc các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý không nhiều, chưa thường xuyên, chủ yếu là luật sư mới hành nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực tham gia tố tụng còn hạn chế. Bên cạnh đó, mức chi cho đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước còn thấp, chưa có cơ chế khuyến khích, tham gia trợ giúp pháp lý. Hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp, điều phối giữa cơ quan quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý Nhà nước với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức hành nghề luật sư, các tổ chức phi Chính phủ về dịch vụ trợ giúp pháp lý của các tổ chức ngoài Nhà

Ngoài ra, đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến cơ sở chưa chủ động và còn g ặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí tại trụ sở cũng như đi lưu động. Một số đoàn thể Nhân dân, tổ chức chính trị xã hội thiếu những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Ngân sách cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý quá thấp, mới chỉ trang trải cho các hoạt động hỗ trợ như truyền thông, sinh hoạt Câu lạc bộ, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động. Kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý quá hạn hẹp, chưa có nguồn ngân sách riêng cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Nguồn kinh phí được cấp từ nguồn theo Quyết định số 52/QĐ-TTg và Quyết định số 59/QĐ-TTg còn mang tính chất riêng của từng chính sách.

- Việc nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý theo vụ việc hiện nay chưa được coi trọng.

- Việc huy động, khuyến khích các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý mới là chủ trương mà chưa có biện pháp huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia trợ giúp pháp lý, chưa có cơ chế hỗ trợ các tổ chức luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ phía Nhà nước (Ví dụ: Chính sách giảm thuế, truyền thông miễn phí…). Mức bồi dưỡng cho luật sư cộng tác viên tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý theo vụ việc còn thấp, chưa có cơ chế bồi dưỡng vụ việc đối với luật sư của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khi thực hiện trợ giúp pháp lý, thủ tục thanh toán bồi dưỡng phức tạp, kéo dài dẫn đến các luật sư không mặn mà với thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý nói chung của các ngành, các cấp và một số cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương chưa đầy đủ nên chưa quan tâm, chỉ đạo, theo dõi sát sao để tổ chức thi hành các quy định về trợ giúp pháp lý.

- Trung tâm trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Sở Tư pháp, công việc khá vất vả so với các bộ phận khác, nhưng công chức được hưởng phụ cấp công vụ 25% tiền lương, còn viên chức ở Trung tâm (trừ Trợ giúp viên pháp lý) lại không được hưởng phụ cấp công vụ. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, đối với viên chức Trung tâm lương là thu nhập chính (viên chức mới vào làm khoảng 2.400.000 đồng); tuy nhiên, khoản lương này chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống bản thân. Điều này đã tạo cho viên chức tâm lý không an tâm, gắn bó lâu dài trong công tác trợ giúp pháp lý.

- Năng lực, trình độ và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn một số hạn chế. Một số trợ giúp viên pháp lý chưa đủ kinh nghiệm, năng lực và sự tự tin tham gia tố tụng hoặc còn bị chi phối bởi nhiều các công việc hành chính của Trung tâm. Chức danh Trợ giúp viên pháp lý còn bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về người thực hiện trợ giúp pháp lý có chức danh luật sư, dẫn đến nhiều bất cập trong hành nghề của trợ giúp viên pháp lý. Mặt khác, tính chất hoạt động trợ giúp pháp lý là miễn phí, do đó, ở một số nơi vẫn còn tình trạng chưa đề cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động này và người được trợ giúp pháp lý chưa được coi là khách hàng như đối với hoạt động hành nghề luật sư.

- Nhận thức của mô ̣t số t ầng lớp Nhân dân về hoạt động trợ giúp pháp lý còn chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế.

- Thiếu cơ chế đồng bộ trong việc kiểm tra, giám sát, truy cứu trách nhiệm pháp lý cá nhân trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)