Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 50)

ngƣời nghèo

Hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng là vấn đề quan trọng trong hoạt động trợ giúp pháp lý và cũng là nội dung luôn được quan tâm của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý trên con đường "luôn luôn đi cùng dân". Câu hỏi làm thế nào để cung cấp cho người nghèo nói riêng và đối

tượng được thụ hưởng nói chung một dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây cũng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người nghèo, người được hưởng chính sách về trợ giúp pháp lý.

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, tùy theo tính chất sự việc cần phải được trợ giúp pháp lý, mong muốn, yêu cầu của người nghèo mà tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ quyết định phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng hình thức trợ giúp pháp lý, quá trình trợ giúp pháp lý sẽ kết thúc ở những thời điểm khác nhau. Thời điểm kết thúc việc thực hiện trợ giúp pháp lý cũng chính là thời điểm xác định vụ việc trợ giúp pháp lý hoàn thành. Đồng thời việc cung cấp dịch vụ pháp lý cũng chấm dứt. Để đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, chúng ta phải xem xét toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu đến khi chấm dứt việc cung cấp dịch vụ pháp lý đó. Việc xem xét này được đánh giá trên nhiều tiêu chí nhưng theo ý kiến cá nhân tôi có thể được đánh giá trên 03 tiêu chí chính sau:

- Thứ nhất, các vụ việc được trợ giúp pháp lý phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác

Đối với tất cả các vụ việc trợ giúp pháp lý, tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả đó là phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của các chủ thể khác. Giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, giữa chúng có những điểm chung và đồng thời cũng có những khác biệt riêng.

phát triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng và một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Do đó, các vụ việc trợ giúp pháp lý phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý thì phải áp dụng pháp luật vì pháp luật mang tính quy phạm và được xây dựng trên nền tảng đạo đức để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các chủ thể.

Để hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì hoạt động này phải được thực hiện theo đúng quy trình pháp lý với phương pháp và cách thức phù hợp:

+ Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý được tiến hành kịp thời, bảo đảm về thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật.

+ Vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác, khách quan các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc và người nghèo, đối tượng khác có liên quan. (Trường hợp có nghi ngờ về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc do người được trợ giúp pháp lý cung cấp, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiến hành xác minh, làm rõ). Người thực hiện trợ giúp pháp lý nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các quy định pháp luật có liên quan đến vụ việc để lựa chọn và áp dụng chính xác trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý.

+ Các nhận định, đánh giá, giải pháp và phương án đưa ra để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, toàn diện và có căn cứ pháp luật trên cơ sở xác định đúng nội dung, bản chất vụ việc, yêu cầu trợ giúp pháp lý.

+ Nội dung trợ giúp pháp lý phải cụ thể, dễ hiểu, dễ vận dụng, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, trình độ nhận thức của người nghèo, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và đạo đức xã hội [30].

- Thứ hai, trợ giúp pháp lý cho người nghèo phải đảm bảo sự hài lòng của người nghèo - đối tượng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Người nghèo cảm thấy hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, cách thức thực hiện cũng như nội dung trợ giúp pháp lý khi được cung cấp dịch vụ này. Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người nghèo được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận, trình bày và cung cấp thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý. Sự hài lòng này có thể thể hiện qua các tiêu chí sau:

+ Người nghèo hoặc người đại diện hợp pháp của họ được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

+ Người nghèo được quyền lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý có đủ năng lực và trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

+ Người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ động gặp gỡ, làm việc với người nghèo hoặc người thân thích của họ để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý khi cần thiết.

+ Người nghèo được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ các thông tin, tài liệu không được phép công bố [30].

- Thứ ba, các vướng mắc liên quan đến vụ việc, yêu cầu trợ giúp được tháo gỡ, quyền lợi hợp pháp của người nghèo và các chủ thể liên quan được bảo vệ, nhận thức pháp luật của họ được nâng lên

Mục đích cuối cùng của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là yêu cầu của họ được giải quyết, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ. Do đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý thì đây là một tiêu chí quan trọng. Tiêu chí này có thể được thể hiện thông qua hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đã hoàn thành, nhận thức của người nghèo về vấn đề được trợ giúp được nâng lên. Bên cạnh đó quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan cũng phải được bảo vệ bởi trong xã hội, mối quan hệ giữa con người và con người là bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo được bảo vệ thì các chủ thể khác có liên quan cũng phải được bảo vệ như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)