Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Bắc Giang liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 60 - 63)

2.2. Thực trạng các quy định pháp luật của tỉnh Bắc Giang về hoạt động

2.2.2. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Bắc Giang liên quan

quan đến trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Những ưu điểm:

Việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý đã góp phần tích cực và mục tiêu chung là xóa đói, giảm nghèo, và là sự bổ sung cần thiết vào chính sách tổng thể phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo". Như đã trình bày, trợ giúp pháp lý là một nội dung quan trọng của Chiến lược giảm nghèo và đồng thời "Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển"[27].

Đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Chiến lược giảm nghèo cũng xác định: "hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật" [27]. Như vậy, Chiến lược đã ghi nhận hoạt động trợ giúp pháp lý với vai trò là một bộ phận quan trọng trong tổng thể Chương

trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo. Trợ giúp pháp lý trước hết có mục đích xóa đói nghèo về mặt pháp luật, nâng cao tri thức hiểu biết pháp luật trong Nhân dân. Do đó, trợ giúp pháp lý là một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện thành công các chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý nói chung đã tạo nên khuôn khổ pháp lý cần thiết quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống trợ giúp pháp lý, quy định các vấn đề cụ thể về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý, đồng thời quy định khá cụ thể và tương đối đồng bộ về các vấn đề như xác định 8 lĩnh vực pháp luật được trợ giúp pháp lý bao gồm: Pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; Pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; Pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội và các lĩnh vực pháp luật liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác.

Ở tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh đã có sự quan tâm đến công tác tổ chức, kiện toàn các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, bố trí nhân sự, trụ sở làm việc và các điều kiện cần thiết khác để tạo điều kiện hoạt động trợ giúp pháp lý được thuận lợi. Cùng với những quy định khá cụ thể, chi tiết về hoạt động được quy định trong các văn bản pháp luật, từ khi thành lập đến nay các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đặc biệt là Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà

nước tỉnh đã giúp người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thụ hưởng các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và nội dung trợ giúp.

- Những hạn chế

Pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang về cơ bản được áp dụng trực tiếp các quy định của Nhà nước về trợ giúp pháp lý nên cũng chịu những hạn chế của hệ thống pháp luật này nói chung như:

- Hình thức trợ giúp pháp lý quá rộng, chưa định hướng rõ trọng tâm nhiệm vụ của hoạt động trợ giúp pháp lý là trợ giúp pháp lý theo vụ việc;

+ Chưa có quy định về trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý nên chưa có chế tài xử lý đối với những cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Quy định người được trợ giúp pháp lý nói chung theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 chưa bao quát hết những người cần được trợ giúp pháp lý theo tinh thần Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc năm 1966 mà Việt Nam tham gia. Theo đó, nếu người nào không có điều kiện chi trả cho sự giúp đỡ pháp lý thì sẽ nhận được sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó [42];

+ Quy định pháp luật tố tụng về trợ giúp pháp lý chưa đầy đủ, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước chưa thực sự chặt chẽ; Chưa có các Chính sách cụ thể nhằm huy động, thu hút và khuyết khích các tổ chức xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý;

+ Quy trình thủ tục để đối tượng được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền của mình còn phiền hà, phức tạp. Việc yêu cầu đối tượng phải có ý kiến xác nhận của chính quyền địa phương chứng minh là đối tượng trợ giúp pháp lý trong mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý khiến người dân ngại khó, phiền phức. Trình tự, thủ tục để người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bào

chữa, bảo vệ khi đề nghị thanh toán cũng gây phiền hà như nộp bảng kê thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý với cơ quan tiến hành tố tụng, cấp bản sao bản án...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)