Các hình thức và phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 68 - 73)

2.3. Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Bắc

2.3.3. Các hình thức và phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý

pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

2.3.3.1. Hình thức tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý

Để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo ngày càng đa dạng, phong phú, đồng thời thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản

pháp lý theo quy định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng là hai hình thức được vận dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

- Hình thức tư vấn pháp luật

Với hình thức này, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý đã tích cực thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, giải quyết các mâu thuẫn ngay từ khâu đầu, tránh việc khiếu kiện, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người nghèo. Trong 08 năm qua (từ năm 2007 đến 2014), các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tư vấn được 8981 vụ việc cho 9071 người nghèo khi có nhu cầu. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào lĩnh vực pháp luật như: Pháp luật đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình và trẻ em…[34]

- Hình thức tham gia tố tụng:

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thường xuyên phối hợp với các Văn phòng Lu ật sư, Luật sư Cộng tác viên của Trung tâm và cử Trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng; số vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã thụ lý từ năm 2007 đến 31/12/2014 là 667 vụ việc [34].

Nhìn chung các vụ việc đại diện, bào chữa, bảo vệ trong hoạt động tố tụng đều đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, các Luật sư cộng tác viên và các Trợ giúp viên pháp lý được cử tham gia tố tụng đều có tinh thần trách nhiệm, chất lượng hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý từng bước đựơc nâng lên, ngày càng khẳng định được vai trò của công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách, góp phần hỗ trợ hoạt động tranh tụng để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan,

- Hình thức đại diện ngoài tố tụng:

Theo yêu cầu của người nghèo hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên thực hiện đại diện ngoài tố tụng. Nhu cầu này trên thực tế có nhiều nhưng từ khi triển khai Luật trợ giúp pháp lý đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang chỉ thụ lý và giải quyết được 07 yêu cầu [34] (trong đó có 01 yêu cầu năm 2012 và 06 yêu cầu năm 2014). Đối với các yêu cầu đã thụ lý và giải quyết nhìn chung đều nhận được sự hài lòng của người nghèo khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Hình thức trợ giúp pháp lý khác: Ngoài các hình thức cơ bản trên, ở tỉnh Bắc Giang còn có hình thức khác nhưtrợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên thực hiện việc giúp đỡ người nghèo hoà giải khi có tranh chấp, hoặc thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật...

2.3.3.2. Phương pháp tiến hành hoạt động trợ giúp pháp lý

Ở Bắc Giang, về cơ bản, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã được tiến hành bằng các phương pháp cơ bản như: hoạt động truyền thông và thông tin, sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức và trợ giúp pháp lý lưu động, cụ thể:

- Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua truyền thông và thông tin:

Để người nghèo tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý thì công tác truyền thông và thông tin là vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động này, người nghèo biết và hiểu được quyền của mình, qua đó họ sẽ tìm đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để được trợ giúp. Xác định được tầm quan trọng đó, hàng năm, Sở Tư pháp và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thường xuyên phối hợp, duy trì phát sóng chuyên mục “Pháp luật với

cuộc sống” giới thiệu về chính sách pháp luật và tuyên truyền về các hoạt động của ngành Tư pháp, giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm trợ giúp pháp lý và các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý; đưa tin về các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hàng năm chỉ đạo Sở Tư pháp tri ển khai cung cấp, bổ sung, thay thế pano thông tin về hoa ̣t đô ̣ng trợ giúp pháp lý, hô ̣p tin trợ giúp pháp lý; biên soa ̣n, in và cấp phát tờ gấp pháp luật cùng hàng chục đầu sách pháp luật cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để Nhân dân thuận lợi trong việc tiếp cận và khai thác.

Bên cạnh đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã cung cấp 342 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và 42 Hộp tin trợ giúp pháp lý đặt tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng [34]. Các Bảng thông tin, hộp tin được đặt ở vị trí thuận lợi để cung cấp các biểu mẫu, thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý kịp thời, bảo đảm cho công dân tiếp cận, khai thác.

- Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức:

+ Phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong hoạt động tố tụng: Trong điều kiện các văn bản pháp luật về hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ngày càng thống nhất, đồng bộ, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang đã tích cực, chủ động tham mưu Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng. Hội đồng phối hợp liên ngành hàng năm đều ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của Hội đồng. Các ngành thành viên Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc việc giải thích, hướng dẫn các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, đảm bảo tất cả các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý đều được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí, trong đó có người nghèo.

Bên cạnh đó, các ngành thành viên cũng thực hiện đầy đủ việc ghi Sổ thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý và lưu hồ sơ vụ việc theo quy định. Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc việc cấp, thu hồi các Giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Luật sư cộng tác viên kịp thời, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên trong quá trình tham gia tố tụng. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác phối hợp, từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã tổ chức 03 Hội nghị tập huấn pháp luật về trợ giúp pháp lý cho cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ trại tạm giam, nhà tạm giữ với sự tham gia của 367 người. Kết quả trong 8 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý cho thấy, hoạt động phối hợp trong hoạt động tố tụng có hiệu quả tích cực với 487/667 vụ việc trợ giúp pháp lý (chiếm 73%) do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý [34].

+ Phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong các hình thức khác: Cùng với việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoa ̣t đô ̣ng trợ giúp pháp lý, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân trong việc giới thiệu, tạo điều kiện cho các Cộng tác viên trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động và phát triển các tổ chức tư vấn pháp luật, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn.

- Phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động:

Để hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng phát triển đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được dịch vụ trợ giúp pháp lý dễ dàng hơn, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động ở Bắc Giang đã được đẩy mạnh và tăng

cường, trong đó tập trung ở các xã, thị trấn vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.

Từ năm 2007 đến năm 2014, Trung tâm Trợ giúp pháp lý và Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức 884 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn ở 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh [34]. Lồng ghép trong các buổi trợ giúp lưu động, Trung tâm còn tổ chức tuyên truyền phổ biến các luâ ̣t như : Hiến pháp 2013, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Giao thông đường bộ, Luâ ̣t Bầu cử đa ̣i biểu Quốc hô ̣i , Luâ ̣t bầu cử đa ̣i biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, Luâ ̣t Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành , Luâ ̣t Nuôi con nuôi , Luâ ̣t Khiếu na ̣i , Luật Tố cáo , pháp luâ ̣t về thừa kế, Luâ ̣t Người cao tuổi…

Nhìn chung, chất lượng hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý lưu động thời gian qua từng bước được nâng cao, đã giúp chính quyền địa phương kịp thời tháo gỡ những tồn tại khó khăn vướng mắc, góp phần giải toả các tranh chấp pháp luật, giảm bớt mâu thuẫn, giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)