Nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 108 - 111)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

3.3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp

phương; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi mà tỷ lệ hộ nghèo còn cao, vận động người dân thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung và người nghèo nói riêng chủ động thực hiện quyền yêu cầu được trợ giúp của mình. Có như thế, công tác trợ giúp pháp lý mới thực sự đi sâu vào đời sống Nhân dân, giúp họ tự bảo vệ được mình khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

3.3.5. Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

Mặc dù những năm gần đây, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang có tăng lên nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhiệm vụ của hoạt động này, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo ngày càng tăng. Do đó, trên cơ sở quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, cấp uỷ và chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư kinh phí, bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để hoạt động thực hiện trợ giúp pháp lý được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả. Trong đó tập trung vào các vấn đề sau: cần thiết phải đầu tư bảo đảm trụ sở, trang thiết bị, máy móc làm việc cho các tổ chức trợ giúp pháp lý; cần cải tiến chế độ tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý, công nhận Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị công lập để khẳng định đây là hoạt động công vụ hành chính, chính trị cần thiết, khẳng định đội ngũ cán bộ của Trung tâm là cán bộ công chức để tránh nhập nhằng công tư khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng; thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển thực hiện trợ giúp pháp lý, sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho trợ giúp pháp lý; cần tập trung đầu tư kinh phí cho các địa bàn, lĩnh vực trợ giúp pháp lý trọng điểm; thực hiện đầu tư đồng bộ giữa xây dựng cơ sở vật chất với đào tạo cán bộ trợ giúp pháp lý chuyên sâu.

3.3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý giúp pháp lý

cầu về tuân thủ pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội hay không, hồ sơ thủ tục đảm bảo theo quy định, quyền và lợi ích của người được trợ giúp pháp lý được đảm bảo không. Từ khi triển khai thực hiện việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang đến nay cho thấy chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý là vấn đề rất đáng quan tâm vì là một trong những yếu tố quyết định đến uy tín của công tác trợ giúp pháp lý, làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo ra. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được với tất cả các hình thức trợ giúp pháp lý mà mới chỉ thực hiện đối với hình thức tham gia tố tụng do đó hiệu quả chưa cao. Để tiếp tục thực hiện tốt việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận văn đưa ra một số giải pháp sau:

- Xây dựng Kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hàng năm, trong đó xác định rõ nhiệm vụ đánh giá tất cả các vụ việc trợ giúp pháp lý với các hình thức đã được thực hiện.

- Xây dựng nề nếp, trật tự trong việc tiếp nhận hồ sơ, phân công đánh giá chất lượng vụ việc trong tổ chức trợ giúp pháp lý. Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đã có quy trình, thủ tục thực hiện, do đó để hoạt động này đi vào thực chất, việc tiếp nhận hồ sơ, phân công đánh giá cần được thực hiện đúng quy định và khoa học.

- Khi phân công cán bộ đánh giá chất lượng vụ việc, có sự cân đối giữa cán bộ có kinh nghiệm và cán bộ ít kinh nghiệm, cán bộ công tác nhiều năm và cán bộ mới tránh sự lúng túng khi thực hiện để đảm bảo chất lượng của hoạt động này.

3.3.7. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư ở tỉnh Bắc Giang

Điều 8 Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định “Nhà nước khuyến khích luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí”. Như vậy, kể từ ngày luật có hiệu lực 01/7/2013, thực hiện trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ của luật sư, luật sư có trách nhiệm trợ giúp

trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã có sự tham gia tích cực của đội ngũ luật sư với nhiều hình thức như tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng, đặc biệt là tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác. Tuy nhiên hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo của luật sư ở Bắc Giang thiếu sự hướng dẫn, quản lý, giám sát và chưa thường xuyên, thông thường các luật sư chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo khi có quyết định của Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh trợ giúp pháp lý. Để công tác trợ giúp pháp lý của luật sư đi vào nề nếp, hiệu quả và bảo đảm nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, tạo điều kiện để luật sư làm tròn bổn phận nghề nghiệp được pháp luật quy định và được xã hội tôn vinh là một nghề cao quý thì cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau:

- Củng cố và mở rộng đội ngũ luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là các luật sư tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.

- Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang cần khẩn trương có hướng dẫn triển khai nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để công tác trợ giúp pháp lý của luật sư được thực hiện thống nhất.

- Tăng cường công tác truyền thông để Nhân dân và cộng đồng xã hội biết được nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư để một mặt hưởng ứng hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, đồng thời cùng giám sát hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư để đảm bảo chất lượng hiệu quả. Công tác truyền thông còn góp phần nâng cao hình ảnh và trách nhiệm của luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý trước cộng đồng xã hội và Nhà nước.

- Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động của luật sư khi tham gia vào các vụ án có đối tượng trợ giúp pháp lý để hoạt động này của luật sư đảm bảo hiệu quả.

- Triển khai công tác bồi dưỡng luật sư về kỹ năng, về nghiệp vụ chuyên môn khi tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý, xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang, Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh và Đoàn Luật sư tỉnh để công tác trợ giúp pháp lý ngày càng nề nếp và hiệu quả, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về trợ giúp pháp lý.

- Hàng năm phải tổ chức tổng kết công tác trợ giúp pháp lý của Đoàn Luật sư, qua đó xây dựng được những mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý hiệu quả và rút kinh nghiệm về những hình thức và mô hình trợ giúp pháp kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)