Hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trợ giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 63 - 67)

2.3. Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Bắc

2.3.1. Hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động trợ giúp

giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

2.3.1.1. Các cơ quan, tổ chức Nhà nước

- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang:

Để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, ngay sau khi có Quyết định thành lập của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Bắc Giang đã chủ động phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài Chính, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang và các cơ quan hữu quan kịp thời triển khai, bố trí nhân sự, trụ sở làm việc và các

điều kiện cần thiết khác để thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Từ khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/1999, Trung tâm Trợ giúp pháp lý có 04 biên chế gồm 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 01 chuyên viên và 01 kế toán chuyên trách, sau 16 năm hoạt động, hiện nay, Trung tâm đã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể Trung tâm được tỉnh phân bổ 26 biên chế, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Pháp luật Hình sự - Hành chính, Phòng Pháp luật Dân sự - Đất đai, Phòng Pháp luật Lao động - Xã hội) và 03 Chi nhánh (Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 01 có trụ sở tại Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn; Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 02 có trụ sở tại Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên và Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 03 có trụ sở tại thị trấn An Châu, huyện Sơn Động) [34].

- Hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở:

Xác định được hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo từ hệ thống trợ giúp pháp lý ở cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền đã thành lập được 107 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trong đó có 09 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý điểm được thành lập vào năm 2006 do Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp chỉ đạo gồm Câu lạc bộ xã Dĩnh Kế (nay là phường Dĩnh Kế) (Thành phố Bắc Giang); thị trấn Thắng (huyện Hiệp Hòa); xã Phi Mô (huyện Lạng Giang); xã Nghĩa Phương (huyện Lục Nam); thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn); thị trấn Cao Thượng (huyện Tân Yên); xã Tiến Dũng (huyện Yên Dũng); xã Đồng Kỳ (huyện Yên Thế); xã Hồng Thái (huyện Việt Yên); 68 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được thành lập theo Chương trình quốc gia giảm nghèo tại 08 huyện (Sơn Động, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hòa) vào năm 2007; 30 Câu câu lạc bộ trợ giúp pháp lý theo Chương trình 135 - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa giai đoạn II (2006-2010)

tại 03 huyện (Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động) [34]. Để các Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã thường xuyên hướng dẫn kiện toàn lại Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ TGPL; xây dựng và ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trình chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt theo quy định.

Từ khi được thành lập đến nay, các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý thường xuyên tổ chức sinh hoạt định kỳ theo Điều lê ̣ . Từ năm 2007 đến hết năm 2014, các Câu lạc bộ đã tổ chức 7.241 đợt sinh hoạt Câu lạc bộ, với sự tham dự của 120.321 lượt người [34]. Sự ra đời và phát triển của mạng lưới Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã tạo diễn đàn để người nghèo nói riêng và người được trợ giúp pháp lý nói chung ở địa phương tham gia sinh hoạt, trao đổi, thảo luận về những vấn đề có liên quan đến vướng mắc pháp luật tại cơ sở, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý trong việc tiếp cận với hoạt động trợ giúp pháp lý, tận dụng nguồn lực tại chỗ và thúc đẩy đối thoại giữa người dân và chính quyền các cấp.

2.3.1.2. Tổ chức xã hội

Trong xu thế xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức xã hội đã thực hiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý để trợ giúp cho các đối tượng nói chung và cho người nghèo nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 14 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 06 tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gồm: Văn phòng luật sư Dân An (đăng ký năm 2013), Văn phòng luật sư Triệu Hiển (đăng ký năm 2013), Văn phòng luật sư Nguyễn Đình Huân (đăng ký năm 2014), Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Fanci (đăng ký năm 2014), Văn phòng luật sư Phạm Xuân Anh (đăng ký năm 2014), Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường Gia (đăng ký

pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã đăng ký trợ giúp pháp lý. Như vậy tỷ lệ tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là quá thấp. Hơn nữa theo kết quả thống kê của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang thì từ khi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đến nay, các tổ chức hành nghề luật sư chỉ thực hiện được 141 vụ việc tư vấn pháp luật [34]. Trong thực tế, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý và có hoạt động tuy nhiên các tổ chức này hoạt động tự phát, không đăng ký với Sở Tư pháp nên tính hiệu quả, ổn định chưa cao.

2.3.1.3. Cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phụ thuộc rất lớn vào những cá nhân trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý. Đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý từ khi thành lập đến nay đã từng bước được củng cố và tăng cường. Hiện nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã có 10 trợ giúp viên pháp lý; 20 Luật sư cộng tác viên; 38 cộng tác viên (trong đó có 16 cộng tác viên là công chức Tư pháp - Hộ tịch, 22 cộng tác viên khác) [34].

Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên ngày càng phát huy vai trò của mình thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng (bào chữa, bảo vệ), đại diện ngoài tố tụng… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý nói chung và người nghèo nói riêng. Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở đã và đang giữ vai trò quan trọng với việc giải tỏa các vướng mắc pháp luật, các mâu thuẫn phát sinh ngay tại các địa bàn dân cư, góp phần củng cố khối đoàn kết trong Nhân dân, giữ bình yên thôn xóm.

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý được UBND tỉnh quan tâm, thực hiê ̣n. Trong 08 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, đã tổ chức 12 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1252 người là cán bộ, viên chức, trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ trại tạm giam, nhà tạm giữ; tổ chức 08 đợt tập huấn kỹ năng và phổ biến văn bản pháp luật mới cho 820 người là thành viên ban chủ nhiệm các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)