Vai trò của trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)

- Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm công bằng xã hội.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”. Thực tế qua 18 năm thực

hiện trợ giúp pháp lý đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn pháp luật cho người nghèo và đối tượng khác, bảo đảm cho họ được tiếp cận, sử dụng pháp luật miễn phí góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo. Giúp người nghèo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

- Nâng cao ý thức pháp luật cho người nghèo.

Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần từng bước nâng cao nhận thức pháp luật của Nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng, tạo ra sự công bằng trong nhận thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp người nghèo từng bước hoàn thiện hành vi ứng xử của mình phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các đối tượng trợ giúp pháp lý là người nghèo sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chính vì vậy, để pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tăng cường và đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú để đưa pháp luật đến với Nhân dân nói chung, người nghèo nói riêng.

- Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo.

Thông qua việc thực hiện trợ giúp pháp lý đã bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng ta là đặc biệt quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo có vai trò quan trọng là bảo vệ sự công bằng, tự do, nhân đạo, niềm tin của người dân vào lẽ phải. Từ vai trò đó của trợ giúp pháp lý đã tạo thêm nguồn lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi

mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các vụ việc được các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo tiến hành như: Tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện, kiến nghị, đề xuất… với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thông qua trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng được trợ giúp pháp lý hiểu được các thủ tục về hành chính tối thiểu, hạn chế đi lại nhiều lần gây tốn kém công sức và tiền bạc của Nhân dân. Trợ giúp pháp lý giúp chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết công việc của địa phương, liên quan đến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, góp phần làm cho chính quyền gần dân hơn, Nhân dân hiểu chính quyền hơn. Đồng thời trợ giúp pháp lý còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước tòa.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo góp phần giúp người dân và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội tuân thủ pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý. Thông qua trợ giúp pháp lý, chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý đã phát hiện nhiều bất cập từ các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến người nghèo. Từ đó có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới. Trong 18 năm qua, trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở về khoa học pháp lý và thực tiễn cuộc sống, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

- Trợ giúp pháp lý là một hình thức hiện thực hóa quyền con người.

Người nghèo là những người có mức sống thấp, từ đó ảnh hưởng đến tất cả các quyền khác từ học tập, chăm sóc sức khỏe, tự do đi lại, tự do cư trú, quyền được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng… nên họ cần được xếp vào nhóm những người dễ bị tổn thương - nhóm mà Bộ luật Nhân quyền quốc tế có sự quan tâm đặc biệt. Do đó, thực hiện tốt chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một hình thức hiện thực hóa quyền con người.

Trợ giúp pháp lý - một hình thức dịch vụ pháp lý mà Nhà nước cung ứng cho người nghèo để giúp họ bình đẳng trong tiếp cận công lý với các đối tượng khác, để họ sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền khi bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm. Qua hoạt động này, người nghèo được nâng cao hiểu biết pháp luật, khuyến nghị có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tăng khả năng ứng xử tích cực với pháp luật (tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật), giúp bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân họ. Qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý cho thấy, mặc dù pháp luật được ban hành nhiều, Nhà nước đã có nhiều loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng người dân nói chung và người nghèo nói riêng vẫn “đói” luật, vẫn không nhận thức và hiểu rằng pháp luật bảo vệ họ chứ không phải để trừng trị họ. Không thể phủ nhận rằng, ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong các đạo luật là một bước tiến dài về lập pháp và là biện pháp rất quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng là phải được biết và hiểu về các quyền đó (biết rõ về từng quyền, có những quyền gì, làm thế nào để thực hiện được…), người dân phải biết kiến nghị để Nhà nước có giải pháp giúp họ được biết về quyền và biết đề nghị ở đâu để bảo vệ quyền, đề nghị như thế nào, kiến nghị đến ai để có hiệu quả?...

Bên cạnh đó, trợ giúp pháp lý trực tiếp tham gia vào vụ việc theo thủ tục luật định về tranh tụng (hình sự, hành chính, dân sự…) để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo. Tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý là một kênh giám sát công vụ trong yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi công dân trước các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết các công việc của dân. Thông qua từng vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể cho thấy những khiếm khuyết của nền công vụ, đặc biệt là trách nhiệm phục vụ công dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật của các công chức Nhà nước đang được xem xét và đánh giá khách quan, các khiếm khuyết và sai sót đều bị kiến nghị và yêu cầu khắc phục. Từ đó, trợ giúp pháp lý là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của Nhân dân, hạn chế và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể công quyền và cá nhân.

Như vậy, để hiện thực hóa quyền con người trong cuộc sống, Nhà nước phải tổ chức thực hiện qua việc tạo ra những cơ hội phù hợp khác nhau với mỗi công dân khác nhau để họ có thể tiếp cận bình đẳng các quyền và thực thi các quyền mà không bị thiệt thòi do sự khác biệt về giàu nghèo, địa vị xã hội, kém hiểu biết, thiếu thông tin…Với cách tiếp cận này, trợ giúp pháp lý chính là một biện pháp mà Nhà nước sử dụng như công cụ để bảo đảm bình đẳng trong quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)