Thực trạng hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 76 - 81)

2.3. Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo ở tỉnh Bắc

2.3.5. Thực trạng hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở

nghèo ở tỉnh Bắc Giang

2.3.5.1 Số lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang

Trong 8 năm qua, một bộ phận đáng kể người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được trợ giúp pháp lý. Theo Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 31/12/2014, tổng cộng đã thực hiện được 8981 vụ việc cho 9071 người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Trong đó kết quả theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý cụ thể như sau: Lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự: 790 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự: 1547 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em: 1032 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật hành chính, khiếu nại tố cáo và tố tụng hành chính: 180 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng: 2644 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm: 108 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách xã hội khác: 2075 vụ việc; Lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: 605 vụ việc.

Kết quả theo hình thức trợ giúp pháp lý như sau: Hình thức tư vấn: 8307 vụ việc; Hình thức tham gia tố tụng: 667 vụ việc với 161 vụ việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; 506 vụ việc bào chữa; Hình thức đại diện ngoài tố tụng: 07 vụ việc.

Trong đó, số vụ việc tư vấn ta ̣i tru ̣ sở c ủa Trung tâm là 1094; tại trụ sở các Chi nhánh của Trung tâm là 1669; tại trụ sở của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý là 154; tại địa điểm khác là 31; số vu ̣ viê ̣c tư vấn ta ̣i các đợt TGPL lưu đô ̣ng là 6453; tại địa điểm khác là 705 vụ việc [34].

2.3.5.2. Thực trạng các khía cạnh hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên thực tế ở tỉnh Bắc Giang

Thứ nhất, các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở Bắc Giang cơ bản phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Cùng với hoạt động hòa giải ở cơ sở và hoạt động của các cơ quan tư pháp, ở Bắc Giang, hoạt động trợ giúp pháp lý đã giải quyết được nhiều vướng mắc, nhiều tranh chấp kéo dài, giữ gìn tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong Nhân dân, củng cố được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tâm lý chung của người Việt Nam ta là ngại tham gia vào kiện tụng. Với lợi thế của trợ giúp pháp lý là hoạt động gần dân, gắn kết được hòa giải với việc giải quyết theo pháp luật và “hợp tình, hợp lý” nên ngày càng được người dân tin tưởng và tiếp cận.

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo khi thụ lý luôn được các tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang thực hiện kịp thời, trên cơ sở sự thật khách quan, căn cứ pháp lý vững chắc, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và đạo đức xã hội, theo đúng trình tự, thủ tục quy định, từ đó có những quan điểm, cách thức giải quyết yêu cầu của người nghèo một cách chính xác, kịp thời.

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả trên thì hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ những bất cập của pháp luật trợ giúp pháp lý. Như đã phân tích tại phần hạn chế của các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý thì hiện nay pháp luật về trợ giúp pháp lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy định về quy trình thủ tục để người nghèo được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý còn phiền hà, phức tạp khi yêu cầu cần giấy tờ chứng minh thuộc hộ nghèo. Theo kết quả điều tra 240 người nghèo thì có

thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý đơn giản như hình thức tư vấn pháp luật là không cần thiết. Việc cung cấp giấy tờ xác minh chỉ cần thiết khi thực hiện một số hình thức phức tạp như tham gia tố tụng hay đại diện ngoài tố tụng. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số trường hợp không thể giải quyết ngay yêu cầu của người nghèo. Do đó yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.

Thứ hai, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở Bắc Giang cơ bản đã nhận được sự hài lòng của người nghèo - đối tượng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Khi giải quyết các yêu cầu của người nghèo, cá nhân, tổ chức trợ giúp pháp lý tỉnh Bắc Giang đều tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận, trình bày và cung cấp thông tin để người nghèo cảm thấy hài lòng về dịch vụ pháp lý miễn phí này. Hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý được thể hiện cụ thể trong quá trình khảo sát thực tế, gặp và phỏng vấn các cá nhân trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý và người nghèo - đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý, theo đó họ đều đánh giá cao hiệu quả và ý nghĩa xã hội của hoạt động này. Số liệu điều tra cho thấy, trong tổng số 290 người trả lời của 03 nhóm điều tra (10 người là cán bộ, chuyên viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang và Chi nhánh trợ giúp pháp lý, 40 người là cộng tác viên trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý và 240 người nghèo trên địa bàn 2 huyện Sơn Động và Yên Dũng) thì kết quả có 206 người (chiếm 71%) đánh giá hoạt động này ở mức độ tốt; chỉ có 6 người (chiếm 2%) đánh giá hiệu quả của hoạt động này là chưa tốt; 64 người (chiếm 22%) đánh giá hoạt động này ở mức bình thường; còn 14 người (chiếm 5%) chưa biết đến hoạt động này (tất cả đều là người nghèo).

Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy vẫn còn tình trạng người nghèo chưa biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý mặc dù hoạt động này đã triển khai trên thực tế 18 năm và Luật Trợ giúp pháp lý đã thực hiện được 08 năm. Đây là khoảng thời gian khá dài, hơn nữa hoạt động trợ giúp pháp lý lại liên quan trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng mà vẫn còn tình trạng người nghèo chưa biết đến hoạt động này thì có thể khẳng định rằng công tác thông tin, truyền thông chưa được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm. Hơn nữa theo kết quả điều tra thì trong số 206 người đánh giá hoạt động trợ giúp pháp lý ở mức độ tốt thì có đến 122 người (chiếm 59,2%) cho rằng hoạt động trợ giúp pháp lý ở miền núi khó khăn hơn nhiều so với các vùng khác. Qua đây có thể thấy rằng còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền trong hoạt động trợ giúp pháp lý và trợ giúp pháp lý lưu động là thực sự cần thiết để đưa hoạt động này đến tận với người dân.

Thư ba, các vướng mắc liên quan đến vụ việc, yêu cầu trợ giúp pháp lý cơ bản được tháo gỡ, từ đó quyền lợi hợp pháp của người nghèo và các chủ thể liên quan được bảo vệ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho họ.

Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được trợ giúp pháp lý, các tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý tỉnh Bắc Giang đều có sự xem xét, nghiên cứu thấu đáo mối quan hệ giữa đối tượng được trợ giúp và các chủ thể có liên quan khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý để có cách giải thích, hướng dẫn hợp lý, bảo đảm sự bình đẳng về pháp luật giữa họ.

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần giải tỏa vướng mắc pháp luật và giảm bớt khiếu kiện trong cộng đồng dân cư, bảo đảm công bằng cho mọi tầng lớp Nhân dân trong việc tiếp cận với pháp luật, góp phần "xóa đói, giảm nghèo" cho người dân trong lĩnh vực pháp luật để họ có thể tự lựa chọn những hành vi xử sự đúng pháp luật. Đặc biệt, theo nhận xét của ông Dương Văn Tuấn (thuộc hộ nghèo ở thôn Đồng Thanh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh

Bắc Giang) thì "trợ giúp pháp lý đã giúp cho người dân tiếp cận được với các cơ quan công quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhất là với tư cách của một tổ chức do Nhà nước thành lập để đại diện cho quyền lợi của người dân". (Ông Dương Văn Tuấn được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia bảo vệ trong vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất”).

Chính vì những ưu điểm này mà khi được yêu cầu trả lời câu hỏi “nếu có điều kiện lựa chọn giữa trợ giúp pháp lý và thuê các dịch vụ pháp lý khác thì ông (bà) lựa chọn sử dụng hình thức nào” với 240 người nghèo tham gia khảo sát thì kết quả có 201 người (chiếm 83,8%) trả lời sẽ lựa chọn hình thức trợ giúp pháp lý thay vì thuê các dịch vụ pháp lý khác. Bên cạnh đó, với những chủ thể có liên quan khác như đối tượng khác trong cùng một vụ việc trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện chính sách cho người nghèo... cũng đánh giá cao hiệu quả của hoạt động này. Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Ngọc - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang thì “công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo được triển khai tích cực, kịp thời đã góp phần giúp người nghèo ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận và nâng cao hiểu biết về pháp luật. Từ đó, giúp bà con thực hiện các hành vi phù hợp với pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tham gia đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm pháp luật tại địa phương, giảm dần các tranh chấp trong dân”.

Đối với khía cạnh này, bên cạnh những hiệu quả thì vẫn còn hạn chế đó là mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là cung cấp một dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo tương ứng như dịch vụ pháp lý có thu phí tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ người nghèo (16,2%) sẽ lựa chọn hình thức thuê dịch vụ pháp lý khác khi có điều kiện. Kết quả này cho thấy, tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập để thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp

lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế khác nhưng vẫn chưa thực sự là điểm đến hoàn toàn tin tưởng của người nghèo khi có vấn đề liên quan đến pháp luật xảy ra.

Như vậy, với kết quả trên có thể thấy rằng, hoạt động trợ giúp pháp lý thực sự là một hoạt động hợp lòng dân. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng các hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng phong phú, hướng về cơ sở đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng và ngày một tăng của người nghèo. Qua đó công tác trợ giúp pháp lý khẳng định vai trò nòng cốt của Nhà nước đối với việc giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người nghèo, là cầu nối giúp chính quyền các cấp gần dân hơn, quản lý hành chính Nhà nước được tốt hơn, thuận lợi hơn, củng cố được lòng tin của Nhân dân đối Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)