Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 113 - 115)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

3.3.9. Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo

ngày càng phát triển và có chất lượng.

3.3.9. Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang nghèo ở tỉnh Bắc Giang

Trợ giúp pháp lý là loại hình dịch vụ pháp lý đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng dịch vụ của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực của cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, tiến tới giai đoạn Nhà nước đóng vai trò thu hút, điều phối nguồn lực để mô hình tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý của xã hội ngày càng phát triển; Nhà nước huy động, khuyến khích mọi nguồn lực hiện có, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng tham gia trợ giúp pháp lý, nhất là các luật sư, luật gia, các chuyên gia ở các lĩnh vực và các lực lượng xã hội khác; nghiên cứu chính sách hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện trợ giúp pháp lý. Phát triển trợ giúp pháp lý ổn định, bền vững, cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý phải trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức thực hiện của Nhà nước, huy động triệt để sự tham gia của các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, tăng hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Thực tế công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang những năm qua cho thấy, ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh thì vai trò của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư là rất quan trọng. Tuy

nhiên hiện nay, tỷ lệ tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý còn quá thấp, số lượng luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đông nhưng hoạt động chưa chủ động. Bên cạnh đó các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Do đó, việc huy động, thu hút “sức người, sức của” của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một giải pháp quan trọng. Để thực hiện điều này cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có của các tổ chức này.

- Nhà nước chi trả tiền bồi dưỡng theo vụ việc đối với tất cả luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý trừ luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo nghĩa vụ quy định trong Luật Luật sư.

- Tăng mức bồi dưỡng vụ việc theo ngày làm việc lên mức tương đương với mức bồi dưỡng cho báo cáo viên pháp luật là chuyên viên cấp tỉnh hoặc khoán chi theo vụ việc với mức tối thiểu bằng 02 tháng lương tối thiểu mà mức tối đa là 10 tháng lương tối thiểu (tùy tính chất, nội dung vụ việc)

- Thực hiện việc người được trợ giúp pháp lý được lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và tăng mức thù lao cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý ngang bằng với mức thù lao luật sư thu của khách hàng trên thị trường dịch vụ pháp lý hoặc theo biểu phí do Nhà nước quy định.

- Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các hình thức: Biên soạn, xuất bản và cung cấp các tài liệu bổ trợ về trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các luật gia, cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cán bộ làm công tác trợ giúp pháp luật của các tổ chức này; Hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí cho các cấp Hội Luật gia và một số tổ chức có liên quan khác để tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 113 - 115)