Nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang, tăng cường công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 115 - 129)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo

3.3.10. Nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang, tăng cường công

công tác kiến nghị với Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý

Hiện nay, chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang về hoạt động trợ giúp pháp lý còn thấp, chưa có quy định quy phạm cũng như quy định cụ thể mang tính đặc thù của địa phương do đó việc áp dụng còn nhiều khó khăn. Hơn nữa hệ thống pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý sau một thời gian thực hiện đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc. Do đó việc nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia là cần thiết.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, tỉnh Bắc Giang cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động trợ giúp pháp lý, nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương đồng thời kết hợp hài hòa với một số đặc điểm đặc thù của địa phương. Theo đó, trên cơ sở điều kiện thực tế, HĐND tỉnh cần ban hành Nghị quyết quy định mức chi đối với công tác trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo một nguồn ngân sách nhất định hàng năm dành cho hoạt động nhân văn này. UBND cần ban hành Quyết định hoặc Chỉ thị về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, trong đó cần xác định rõ trách nhiệm của Sở Tư pháp; các Sở, ban, ngành có liên quan như Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, Ban dân tộc, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn...; UBND cấp huyện, xã thực

hiện hoặc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả. Bên cạnh đó, hàng năm UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện từng năm nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trợ giúp pháp lý.

Thứ hai, tăng cường công tác kiến nghị với Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia.

Một là, hoàn thiện các quy định pháp luật do Quốc hội ban hành:

- Quốc hội cần xem xét sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong đó cần tập trung giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề còn bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, cụ thể là:

+ Định hướng rõ trọng tâm nhiệm vụ của hoạt động trợ giúp pháp lý là trợ giúp pháp lý theo vụ việc, đặc biệt chú trọng đến các vụ việc tham gia tố tụng nhất là các vụ việc tố tụng hình sự, đại diện ngoài tố tụng.

+ Mở rộng đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý như hộ cận nghèo, mới thoát nghèo và một số đối tượng không thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý nhưng có xác nhận của địa phương về việc họ có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện để chi trả cho các dịch vụ pháp lý.

+ Quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh, tổ trợ giúp pháp lý cấp huyện và cấp xã trực thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cấp tỉnh; trình tự, thủ tục giải thể, chấm dứt các Chi nhánh, Câu lạc bộ trj giúp pháp lý hoạt động không hiệu quả; quyền và trách nhiệm của các chuyên viên trợ giúp pháp lý.

+ Có cơ chế để khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia, đồng thời quy định cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, có chế độ thù lao phù hợp, miễn giảm thuế đối với vụ việc tham gia trợ giúp pháp lý, tôn vinh, khen thưởng các nhân, tổ chức tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý. Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

– nghề nghiệp tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều phối nguồn nhân lực và tài chính bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả.

+ Theo quy định hiện hành, người thực hiện trợ giúp pháp lý Nhà nước là Trợ giúp viên pháp lý có tiêu chuẩn, điều kiện tương đương như luật sư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng chưa biết và chưa hiểu rõ về Trợ giúp viên pháp lý mà quen với chức danh luật sư nên gây khó khăn cho Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, cần chuyển đổi chức danh Trợ giúp viên pháp lý thành chức danh “Luật sư công hay Luật sư Trợ giúp viên pháp lý” nhằm giúp người dân dễ tiếp cận, hiểu rõ về hoạt động trợ giúp pháp lý.

+ Quy định cụ thể hàng năm ngân sách Nhà nước dành một nguồn kinh phú cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo tính chủ động và phát triển bền vững cho công tác này.

- Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Luật sư theo hướng đưa chức danh Trợ giúp viên pháp lý với tư cách người bào chữa cho đối tượng được trợ giúp pháp lý; quy định về việc chỉ định người bào chữa cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quyền bào chữa và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử như ghi nhận của Hiến pháp năm 2013…; bổ sung về quy định chỉ định người bào chữa đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý vào Bộ luật Tố tụng hình sự như sau: “Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý cử người bào chữa miễn phí cho họ”.

Hai là, hoàn thiện các quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành: - Cải cách các chế độ, chính sách cho cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý như: quy định chế độ phụ cấp công vụ hay tương tự phụ cấp công vụ, để đội ngũ viên chức, người lao động trong các Trung tâm trợ giúp pháp lý

Nhà nước có chế độ chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác trợ giúp pháp lý nhất là đối với viên chức đang công tác tại Chi nhánh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tăng mức bồi dưỡng cho các cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc cụ thể; đơn giản hóa thủ tục thanh toán thù lao cho các cộng tác viên để họ có điều kiện tập trung cho các hoạt động này.

- Cải cách thủ tục trợ giúp pháp lý theo hướng tinh gọn, giảm những thủ tục không cần thiết, cần có cơ chế quy định các cơ quan nhận được kiến nghị của tổ chức trợ giúp pháp lý phải trả lời đúng thời gian quy định để tổ chức trợ giúp pháp lý có cơ sở trả lời cho đối tượng trợ giúp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý (chính sách đào tạo, chính sách ưu đãi thuế…) để đa dạng hóa các nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.

Ba là, hoàn thiện các quy định pháp luật do Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan ban hành:

- Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ phương thức, chất lượng đào tạo cử nhân luật, đổi mới cách thức tuyển dụng, sử dụng cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý. Đối với chức danh Trợ giúp viên pháp lý cần có cơ chế chuyển đổi thành Luật sư khi có đủ kinh nghiệm, kỹ năng mà không cần phải qua tập sự hay thi lấy chứng chỉ hành nghề.

- Các Bộ, ngành có liên quan phải kịp thời có văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn chi tiết Nghị định của Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, ngành quản lý.

- Liên Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao cần có sự phối hợp đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở Bắc Giang và trên cả nước, bên cạnh những thành tựu, còn không ít hạn chế. Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả trợ giúp pháp lý, đến quyền lợi của người nghèo. Do đó, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một nhu cầu khách quan.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhận thức và đề ra những quan điểm mang tính chỉ đạo, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo như: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp; dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; theo hướng xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý; đặt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện bộ máy Nhà nước và trên cơ sở tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm từ kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian qua.

Từ những quan điểm đó, cùng với thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên cả nước và ở Bắc Giang nói riêng, yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo phải là: xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ; khắc phục những hạn chế trong thực tiễn thực hiện hoạt động này ở tỉnh Bắc Giang; nhằm ổn định xã hội; xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng.

Trước những yêu cầu toàn diện đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, những giải pháp cụ thể sẽ là những đóng góp quan trọng về mặt lý luận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thực tiễn pháp lý. Góp phần đảm bảo những mục tiêu công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền con người mà các cấp chính quyền ở Bắc Giang, cũng như Nhà nước ta đã đề ra đối với công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

KẾT LUẬN

Hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng Nhân dân và ho ạt động trợ giúp pháp lý đã góp ph ần không nhỏ vào sự nghiệp cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, qua đó giúp cho đối tượng nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình, tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của bản thân và gia đình; đồng thời phát huy vai trò tham gia quản lý Nhà nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, giảm thiểu khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Việc nghiên cứu đề tài đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đó là khái quát cơ sở lý luận về trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng, đánh giá sự phù hợp của pháp luật và quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo qua thực tiễn triển khai đồng thời phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế của hoạt động này. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã đạt được những kết quả khả quan, giúp cho người nghèo nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình, tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, thực tế hình thức, phương pháp trợ giúp pháp lý lại chưa thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, công tác xã hội hóa còn chậm, việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý cho người nghèo chưa hiệu quả… Nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định của pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và cho người nghèo nói riêng còn thấp, chưa có biện pháp huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tham gia...

Nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang là một yêu cầu khách quan. Yêu cầu này không những phù

hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mà quan trọng hơn, nó đã hướng đến việc bảo vệ quyền con người, những nhóm người yếu thế trong xã hội, tạo cơ sở nền tảng cho việc xây dựng một xã hội bền vững. Các giải pháp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo thời gian tới là: Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, giám sát, quản lý Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền ở Bắc Giang đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh; Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang; Vận dụng linh hoạt các hình thức, đổi mới phương pháp trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang; Nâng cao tính chủ động của đối tượng người nghèo cần trợ giúp pháp lý ở tỉnh Bắc Giang; Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, vật chất cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang; Nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư ở tỉnh Bắc Giang; Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân đối với những cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang; Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang; Nâng cao chất lượng văn bản của tỉnh Bắc Giang, tăng cường công tác kiến nghị với Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý.

Những giải pháp trên đây cần được triển khai đồng bộ trên thực tế, cần có sự nhận thức và phối hợp hiệu quả của các chủ thể có thẩm quyền, và quan trọng là cần có sự quan tâm của cả cộng đồng xã hội trong nâng cao mọi mặt đời sống cho người nghèo nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng. Đó cũng chính là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị khóa IX, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 115 - 129)